Thứ sáu, 19/04/2024 23:46 (GMT+7)

Vì sao người Việt lại cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 âm lịch?

MTĐT -  Thứ sáu, 24/08/2018 15:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo văn hóa của của người Việt cứ bắt đầu từ ngày mùng 2-14/7 âm lịch hàng năm sẽ làm lễ cúng chúng sinh và cử hành đại lễ Vu Lan. Vậy tại sao không cúng đúng ngày rằm?

Theo văn hóa truyền thống của người Việt, ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm có hai lễ lớn là Xá tội vong nhân và Vu Lan báo hiếu cha mẹ. Tuy nhiên hai tập tục này khác nhau hoàn toàn về ý nghĩa, nguồn gốc và bản chất.

Trong đó, lễ xã tội vong nhân là để cầu siêu, tưởng nhớ cho những vong hồn lang thang, không nơi nương tựa còn trọng tâm của lễ Vu Lan báo biếu là giáo dục Phật tử về lòng hiếu thảo, biết nhớ ơn và đền ơn các đấng sinh thành.

Tuy nhiên, khác với những ngày rằm khác trong năm, người Việt lại quan niệm cúng rằm tháng 7 không nên thực hiện đúng ngày 15/7 âm lịch mà nên thực hiện trước.

Trao đổi với Dân Trí về vấn đề này, TS. Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng, thực tế điều này xuất phát từ các truyền thuyết dân gian. Người xưa quan niệm ngày 15/7 âm lịch là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa”, sau ngày này người cõi âm sẽ không thể nhận đồ được nữa.

Cũng có truyền thuyết kể lại trong “thế giới tâm linh” có một dòng sống chở hàng của người trần gửi cho người âm, đó là Sông Chở Mã. Sau ngày 15/7 âm lịch, “thuyền chở mã” đã rời bến nên đốt mã sau ngày đó sẽ không có giá trị cho người âm nữa. Cũng vì quan niệm trên mà dân gian thường có thói quen cúng rằm tháng 7 trước ngày 15/7 âm lịch, lâu dần hình thành thói quen, tục lệ truyền từ đời này sang đời khác.

Ảnh minh họa: Internet. 

Về thời gian cúng rằm tháng 7, người xưa thường thực hiện lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên vào ban ngày. Còn lễ bố thí cho các cô hồn khi thất thế, sa cơ lỡ vận, không nơi nương nựa vào buổi chiều tối. Trong đó, mâm lễ cúng cô hồn thường không nên làm cỗ mặn như: thịt gà, xôi, thịt, chả, cá tôm… bởi theo quan niệm dân gian, đồ ăn mặn sẽ khơi dậy “tham, sân, si” ở các vong hồn khiến họ khó siêu thoát, quanh quẩn trần thế quẫy nhiều dương gian.

Lý giải về tập tục này, chuyên gia phong thủy Lê Thái Bình (chủ nhiệm câu lạc bộ Thiền Việt, Viện Nghiên cứu tiềm năng con người) từng chia sẻ với báo Người đưa tin rằng: “Qua ngày mùng 1 sang canh ngày 2/7 - 14/7 là ngày các vong hồn được về với dương giới theo quan niệm dân gian. Và những vong hồn có tội thì có thể được xá tội trong những ngày này, Diêm Vương cho mở cửa Quỷ Môn Quan để những linh hồn này có thể trở về trần gian và được thọ hưởng những lễ vật ở trần gian do người dương thế cúng tế. Đây là một quan niệm dân gian, từ trước đến giờ tục lệ người dân Việt vẫn thường cúng tế vào những ngày này”, chuyên gia phong thủy Lê Thái Bình nói.

Theo quan niệm dân gian, những vong hồn có người cúng tế thì được về trần gian thọ hưởng vào ngày 15/7 âm lịch hàng năm. Trong khi đó, những vong hồn không có con cháu dương trần cúng tế thì sẽ phải trở về vào ngày 14/7. Do vậy, nhiều gia đình cúng rằm tháng 7 và cúng cô hồn trước ngày 15/7 âm lịch.

Ngoài ra, thông thường, lễ Vu Lan ở Việt Nam được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 7 âm lịch. Nhiều sư thầy cho rằng, có thể cúng lễ Vu Lan từ đầu tháng cho đến hết tháng 7 âm lịch chứ không bó buộc trong ngày rằm tháng 7.

Gia chủ có thể chọn một ngày phù hợp và thuận tiện nhất cho gia đình mình (miễn là trước 12 giờ đêm ngày 15/7) làm mâm cỗ cúng mời thần linh, gia tiên về thụ hưởng lễ vật do con cháu dâng lên.

Trong mùa lễ Vu lan có thể cúng theo trình tự như sau: Cúng gia tiên vào ban ngày, sau đó làm lễ phóng sinh. Tiếp theo là cúng chúng sinh cho các vong hồn lang thang, đói khát. Cúng chúng sinh thì nên cúng vào buổi chiều tối và nên cúng ở bên ngoài cổng, không cúng chúng sinh trong nhà.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao người Việt lại cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 âm lịch?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...