Thứ sáu, 29/03/2024 17:03 (GMT+7)

Tết Trung thu: Truyền thuyết về nguồn gốc của ngày tết dưới trăng

MTĐT -  Thứ năm, 12/09/2019 17:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo văn hóa dân gian Trung Quốc, lễ hội trăng tròn gắn liền với truyền thuyết Hậu Nghệ, Hằng Nga, thỏ ngọc và nguyệt bánh.

Cứ mỗi dịp tháng 8 âm lịch hằng năm, trẻ con lại náo nức mong đợi được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân,... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng.

Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Đây cũng là dịp các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên bữa cơm đoàn tụ, kể chuyện cho nhau nghe và thưởng thức bánh Trung thu. Người lớn thường kể cho con cháu nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của ngày Tết này.

Truyền thuyết Hằng Nga và Hậu Nghệ

Truyền thuyết về Hằng Nga và Hậu Nghệ có nhiều dị bản khác nhau. Phiên bản phổ biến nhất được lưu truyền như sau: Tương truyền rất lâu về trước, trên bầu trời xuất hiện cùng lúc 10 mặt trời, sức nóng khiến cỏ cây bị thiêu rụi và cuộc sống con người trở lên khốn khó.

Lúc này, một cung thủ có tên Hậu Nghệ xuất hiện và bắn rụng 9 mặt trời. Anh đã để lại một mặt trời, hàng ngày tỏa sáng và đem lại sự sống tốt tươi cho trái đất. Sau đó, Hậu Nghệ gặp gỡ và kết hôn cùng một người phụ nữ tốt bụng, xinh đẹp tên Hằng Nga.

Để trả ơn cho Hậu Nghệ, Tây Vương Mẫu đã ban cho anh một viên thuốc trường sinh bất tử để giúp anh thành thần. Tuy nhiên, vì muốn sống bên người vợ của mình, Hậu Nghệ đã cất giấu viên thuốc trong một chiếc hòm.

Sự việc truyền đến tai Bàng Mông, một học trò của Hậu Nghệ. Hắn đã nảy sinh ý đồ đánh cắp viên thuốc. Khi Hậu Nghệ đi săn, tên học trò đã ép Hằng Nga phải giao viên thuốc. Trong tình huống cấp bách, cô đành nuốt trọn viên thuốc tiên và hóa phép bay thẳng về trời.

Để được gần bên chồng, Hằng Nga ở lại cung trăng, ngày đêm trông ngóng về quê hương. Vì quá thương nhớ người vợ hiền, cứ vào dịp trăng tròn, Hậu Nghệ lại bày một mâm cỗ với những món vợ thích, mong cô có thể trông thấy từ cung trăng.

Bởi vậy cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người lại được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như để nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.

Phong tục này được người dân noi theo và dần trở thành lễ Trung thu, với mong ước sum vầy và cầu may từ Hằng Nga.

Truyền thuyết thỏ ngọc

Truyền thuyết này kể rằng, hàng trăm năm về trước, một “trưởng lão” trên mặt trăng đã quyết định đến thăm trần gian. Ông cải trang mình như một kẻ ăn xin và nhờ Cáo, Khỉ và Thỏ đi tìm thức ăn cho ông.

Khỉ đã leo lên một cây và mang về trái cây. Cáo thì đi đến con suối và bắt cá đem về cho ông. Có mỗi Thỏ là không tìm được gì ngoại trừ một ít cỏ. Cảm thấy lương tâm bị cắn rứt, Thỏ đã không ngần ngại nhảy vào lửa hiến bản thân mình thành bữa ăn cho ông.

Thấy vậy, ông đã nhanh chóng cứu Thỏ ra khỏi ngọn lửa và xúc động nói “Ngươi là người tốt bụng nhất và đừng bao giờ làm bất cứ việc gì hại tới bản thân. Ta sẽ đưa ngươi đến mặt trăng để sống cùng ta”.

Quá cảm động trước tấm lòng của thỏ, 3 vị thần đã đưa nó lên cung trăng. Từ đó, thỏ ngọc ở lại đây với Hằng Nga, hàng ngày giã thuốc trường sinh cho các vị thần.

Truyền thuyết về bánh Trung thu

Món ăn này xuất hiện cách đây 3.000 năm trước, trong triều nhà Thương với tên gọi Taishi. Tuy nhiên, vào cuối triều Nguyên (triều đại do những người Mông Cổ thành lập 1271 - 1368), người dân đã không thể chịu sự cai trị tàn khốc của triều đình. Vì vậy, Chu Nguyên Chương, người sau này sáng lập triều đại Minh, đã hợp nhất các lực lượng để nổi dậy.

Tuy nhiên, ông buồn phiền vì không thể tìm ra cách để truyền đi những thông điệp. Lúc đó, người cố vấn của ông là Lưu Bá Ôn đã hiến một kế sách. Họ dùng giấy viết, hẹn ngày khởi nghĩa vào đêm trăng sáng, tức 15/8 âm lịch, đặt vào giữa của những chiếc bánh hình tròn và gửi làm quà tặng cho các lực lượng binh mã.

Sau đó, cuộc chiến thành công, Chu Nguyên Chương lập nên triều đại nhà Minh. Từ đó, ăn nguyệt bánh vào ngày trăng tròn đã trở thành một phong tục trong ngày lễ Trung thu. Ngày này, những thành viên trong gia đình cùng nhau ăn tối, tặng bánh như một lời cầu chúc sức khỏe, tròn đầy.

                                                                                                      Nguồn: Theo VnExpress

Quỳnh Nguyễn

Bạn đang đọc bài viết Tết Trung thu: Truyền thuyết về nguồn gốc của ngày tết dưới trăng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.