Thứ bảy, 20/04/2024 11:04 (GMT+7)

Những nước nào trên thế giới đón Tết Âm lịch giống Việt Nam?

MTĐT -  Thứ năm, 01/02/2018 15:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cũng như Việt Nam, nhiều nước châu Á khác cũng coi tết Âm lịch là ngày tết trọng đại nhất. Không chỉ vậy, thời điểm đất trời chuyển giao từ năm cũ sang năm mới còn mang ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trung Quốc

Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình.

Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là "Guo Nian", trong đó Nian có nghĩa là năm. Tuy nhiên, theo truyền thuyết thì Nian là tên một con quái vật luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành, và một năm nọ người ta phát hiện con quái vật này rất sợ màu đỏ và tiếng ồn.

Kể từ đó cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành. Người ta viết lên giấy đỏ những lời cầu chúc rồi dán lên cửa, cắt giấy hoa văn thể hiện niềm hy vọng, rồi dán lên cửa sổ, làm một thứ "bánh gói" - ngụ ý gói những điều chúc phúc ở trong đó. Trước ngày Tết, người Trung Quốc cũng làm vệ sinh nhà cửa để “xả xui”.

Tết Âm lịch là dịp để những người con Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới về sum vầy.

Ngày Tết, người Trung Quốc cũng có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên. Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.

Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi.

Người Trung Quốc còn có phong tục mang theo một túi cam quýt có bỏ kèm những phong lì xì mừng tuổi khi đến chơi nhà bạn bè, người thân trong hai tuần đầu năm mới.

Ngoài màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc, rất thịnh tại các nước phương Đông, phong tục biếu cam quýt này còn phát triển nhờ thú chơi chữ của người Trung Quốc xưa.

Trong tiếng Hán, chữ “cam” phát âm gần giống như “giàu có”, còn chữ “quýt” thì lại giống như “may mắn”. Đặc biết, đối với những đôi vợ chồng trẻ mới cưới, hai loại trái cây này còn được coi như lời chúc sinh con đàn cháu đống…

Hàn Quốc

Cũng giống như Việt Nam, ở Hàn Quốc ngày lễ lớn nhất trong năm chính là ngày Tết Âm lịch – hay còn gọi là Seollal - ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành. Khi năm cũ qua đi và năm mới tới, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống.

Nghi lễ đầu tiên, gọi là Charye, sẽ diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình. Các thành viên sẽ bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên. Tiếp đến là nghi lễ Sebae. Lớp trẻ sẽ tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi trong gia đình và nhận tiền mừng tuổi, gọi là Sebaedon.

Với người Hàn, Tết Âm lịch cũng là dịp để cả gia đình quây quần bên nhau.

Triều Tiên

Dịp năm mới ở Bắc Triều Tiên được gọi là Seol và trong dịp này, người ta thường đến nhà họ hàng, bạn bè để chúc mừng năm mới. Điều đặc biệt trong những ngày Seol là khi đi chúc tết, người ta thường mang theo một chai rượu nửa lít, đi đến từng nhà và ở mỗi nhà, họ uống một chén. Hành động này mang ý nghĩa chúc chủ nhà một năm mới mạnh khỏe và hạnh phúc.

Chính vì vậy, hình ảnh những người đàn ông với khuôn mặt đỏ hồng vì rượu đi từ nhà này sang nhà rất thường thấy ở Triều Tiên trong dịp năm mới.

Cùng nằm trên bán đảo Triều Tiên nhưng phong tục đầu năm mới của Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn có một vài điểm khác biệt. Chẳng hạn như nếu người Hàn Quốc thích ăn canh bánh gạo trong ngày đầu năm mới thì người dân Triều Tiên lại thích ăn bánh songpyeon một loại bánh gạo nặn theo hình trăng lưỡi liềm thể hiện quan niệm sống "Trăng khuyết rồi trăng lại tròn" như cuộc đời vẫn đổi thay, xoay vần của họ.

Triều Tiên cũng đón Tết Âm lịch không kém long trọng như các quốc gia châu Á khác.

Và cũng như những nước Châu Á khác, trong những ngày này, người dân Triều Tiên luôn có những nghi lễ đặc biệt để tưởng nhớ tổ tiên của mình.

Sau nghi lễ chúc phúc năm mới, trẻ con ùa ra đường chơi cùng nhau, bé trai cùng nhau thả diều và chơi quay; các bé gái thì chơi bập bênh hoặc rủ nhau nhảy dây. Con ở trong nhà, người lớn sẽ chơi bài hoặc các trò chơi cổ truyền của người Triều Tiên. Cũng giống như các nước Đông Á khác, tết ở Triều Tiên là thời gian người ta sum họp quây quần bên gia đình.

Người dân Bắc Triều Tiên không có nhiều nơi để đi chơi trong dịp Seol, họ thường đến nhà họ hàng, thầy cô, bạn bè hoặc đến đặt hoa ở tượng đài Kim Nhật Thành và chụp ảnh ở đó. Nhưng điều đáng chú ý là bạn sẽ không thấy những nam nữ đi cùng nhau. Luật lệ và định kiến ở Bắc Triều Tiên khiến nam nữ không dám đi chung hay hẹn hò nơi công cộng, những người yêu nhau hay những cặp vợ chồng còn không dám nắm tay nhau khi ở nơi đông người.

Singapore

Cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra với Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.

Trong đó, sôi dộng và đông đúc nhất là Lễ hội Đường phố Chingay, thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina, và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng. Hoạt động này thu hút rất đông du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố.

Tên gọi Chingay theo tiếng Hoa có nghĩa là "nghệ thuật trang phục và hoá trang". Đây là hoạt động độc đáo để người dân Singapore vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước và với các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới.

Lễ hội Hoa đăng là một trong những lễ hội không thể thiếu trong dịp Tết Âm lịch ở Singapore.

Indonesia

Dù Tết không phải là một lễ hội tôn giáo song người Indonesia gốc Trung Quốc vẫn đón mừng Tết đến tại chùa, nhà thờ và đền, dựa vào tín ngưỡng.

Đừng ngạc nhiên nếu ai chào mừng bạn bằng câu “Selamat Hari Raya” vào dịp Tết âm lịch. Câu chúc mừng này có nghĩa là chúc một lễ hội vui vẻ và nó được dùng trong tất cả những dịp lễ hội lớn.

Bhutan

Cũng giống như Tết cổ truyền ở Việt Nam, Tết Losar là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước Bhutan và được tổ chức rất long trọng theo Âm lịch.

Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày và ba ngày đầu tiên của năm mới được xem là quan trọng nhất đối với người dân Bhutan.

Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình Bhutan đều tất bật dọn dẹp nhà cửa và dâng lên bàn thờ tổ tiên nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ.

Múa lân cũng là một nét đẹp văn hóa của người Bhutan.

Mông Cổ

Tết âm lịch tại Mông Cổ được gọi là Tsagaan Sar, kéo dài từ mùng 1 đến mùng 3 âm lịch. Trước giao thừa, một nghi lễ vô cùng quan trọng được diễn ra khi tất cả nam giới phải lên một ngọn đồi hay núi gần đó để cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện, mỗi người chọn một hướng đi mà theo tử vi là hợp với họ để xuất hành.

Tết Âm lịch của người Mông Cổ.

Việc xuất hành đầu năm nếu đúng hướng sẽ mang lại may mắn cho mọi người. Trong những ngày đầu năm, người Mông Cổ còn dùng sữa ngựa để rửa sạch bát đũa trong nhà. Ngoài ra còn có tục lệ uống trà và ăn những món ăn từ sữa ngựa. Đây được coi là hành động tẩy sạch những tội lỗi từ năm trước.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Những nước nào trên thế giới đón Tết Âm lịch giống Việt Nam?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ
Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ