Thứ sáu, 29/03/2024 16:54 (GMT+7)

Những khúc tráng ca bất hủ về Hà Nội

MTĐT -  Thứ tư, 09/10/2019 11:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mỗi khi nghe lại những khúc trắng ca bất hủ về Hà nội, chúng ta nhớ đến nhạc sĩ Đoàn Bổng, Trịnh Công Sơn, Phạm Minh Tuấn, Văn Cao, Lê Tịnh, Vũ Thanh....

Vượt qua những thử thách của thời gian, những ca khúc tráng ca ấy đã tạo nên ấn tượng sâu đậm với đông đảo người nghe và mãi mãi trường tồn.

Đoàn Bổng sinh năm 1943 tại Thường Tín, Hà Tây, nay là Hà Nội. Mặc dù Đoàn Bổng sinh ra ở Hà Tây nhưng từ bé ông đã lớn lên, học tập rồi sau này gắn bó cả cuộc đời với mảnh đất Hà Nội. Ca khúc: "Hà Nội -những kỉ niệm trong tôi" chính là một tình yêu lớn mà nhạc sĩ Đoàn Bổng dành cho Hà Nội. Đoàn Bổng không chỉ sáng tác âm nhạc, anh còn là người yêu thích thơ ca, nên chất nhạc và chất thơ luôn hòa quyện trong mỗi tác phẩm của ông. “Hà Nội- những kỷ niệm trong tôi” là một nhạc phẩm giàu chất thơ như vậy:Tôi yêu Hà Nội, từ ngày còn ấu thơ.Tôi yêu Hà Nội, từ vòng tay mẹ ru.Tôi yêu Hà Nội, từ đoàn quân chiến thắng tiến về Thủ đôHình đoàn quân năm xưa nay vào muôn ý thơ.

Trong hồi ức của mình, nhạc sĩ tài hoa này nhớ lại: “Khi đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô ( 10/10/1954) tôi vừa tròn 11 tuổi. Những hình ảnh: thành phố bừng lên, hồi sinh trở lại, cờ hoa ngập trời, những người dân, những cô thiếu nữ hân hoan đón chào những người con của Trung đoàn Thủ đô anh Hùng”. Tất cả những hình ảnh đó khắc sâu vào tâm hồn ông như một mốc son, và nó đi theo ông trên những bước trưởng thành của cuộc đời luôn “sáng lên màu cờ” và trong tình yêu, cả trong giấc mơ. Cũng từ đó, ông ấp ủ viết một ca khúc thật hay về Hà Nội. Nhưng phải tròn đến 30 năm thái nghén, ông mới cho ra đời đứa con tinh thần mà ông từng ấp ủ. Với sự kiện này ông nhớ lại: Vào một buổi sáng tháng 10-1984, khi người nhạc sỹ cảm nhận sự thay đổi đến ngỡ ngàng của Hà Nội trong dịp kỉ niệm 30 năm ngày giải phóng thủ đô. Hà Nội rực rỡ ánh đèn, hoa, biểu ngữ, với phố xá tươi vui, tấp nập. Hà Nội yên bình đã đổi thay rất nhiều sau 30 năm kể từ khi quân Pháp rút đi, chính phủ trở về tiếp quản, đâu đó vọng về một lời một lời của một ca khúc về Hà Nội xưa, ông bất chợt giật mình….Khao khát viết về Hà Nội của ông vẫn chưa thực hiện được. Bổng nhiên, những ca từ chợt tới “Tôi yêu Hà Nội, từ ngày còn ấu thơ/Tôi yêu Hà Nội, từ vòng tay mẹ ru”. Cứ thế, cứ thế…trong hai tiếng đồng hồ ông đắm mình vào những giai điệu vừa tha thiết, vừa âu yếm, tự hào.

Hà Nội- những kỷ niệm trong tôi” là một ca khúc ngắn gọn, có cấu trúc hai đoạn đơn, ở nhịp 6/8 chậm rãi, tha thiết với đoạn 1, giai điệu duy trì ở âm vực trầm có tính chất hồi ức, tự sự để rồi bừng lên ở âm vực cao ngay khi bắt đầu ở đoạn 2 như một sự khẳng định, sự hứng khởi dạt dào, nét giai điệu và ca từ ở đây có tính thống nhất cao tạo nên hình tượng nghệ thuật đầy hiệu quả. Tuy nhiên ca khúc đến được với công chúng chỉ bằng một sự tình cờ: Một hôm vào khoảng 10 giờ tối có một người rụt rè gõ cửa nhà ông và xin ông tác phẩm viết về Hà Nội mà ông vừa mới công bố trong cuộc giao lưu gần đây. Khi biết đó là người dạy nhạc cho phong trào quần chúng, ông vui vẽ ngồi vào bàn chép lại bản nhạc cho người bạn không quen ấy cho kịp giờ dạy sáng mai. Rồi từ người dạy nhạc nghiệp dư đó, ca khúc tới tay nhạc sĩ Ngọc Đại và được nhạc sĩ Ngọc Đại dàn dựng. Ngay lập tức ca khúc đã gây ấn tượng mạnh ngay sau khi được công diễn lần đầu nhân kỹ niệm 30 năm ngày giải phóng thủ đô (10/1984) trên sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội do hai ca sĩ của thành phố Hồ chí Minh biểu diễn và đã đoạt hai huy chương vàng. Những dòng nhạc mà người nghe cứ ngỡ như những vần thơ đưa ta về với mùa thu Hà Nội xốn  xang bao kỷ niệm.

Thu về, Nhớ về Hà Nội là chúng ta cúng lại chợt nhớ về Trịnh Công Sơn-người nhạc sĩ có những ca khúc viết về Hà Nội làm cho ngay cả những người gốc Hà Nội  cúng không khỏi xao xuyến, bâng khuâng. Người dân Hà Nội không mấy ai không nhớ những sợi tơ âm nhạc của Trịnh Công Sơn thêu dệt nên bức tranh lụa: “Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ/ Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ…”. Nhưng có lẽ, với Trịnh Công Sơn, còn có  một cảm xúc mùa thu Hà Nội thâm trầm và day dứt hơn trong con tim đa cảm và nhân hậu của mình. Và ca khúc chứa đựng trọn vẹn cảm xúc thu đó hẳn phải là “Đoản khúc thu Hà Nội”-một ca khác giàu chất thơ, nặng lòng và da diết.

Hà Nội trong heo may năm này, hình như dáng Trịnh Công Sơn thấp thoáng, lãng đãng khói sương trước làn gó Hồ Tây. Giữa không trung mơ hồ đó, như trong gió, trong mây chợt ngân rung giai điệu ngọt ngào, tha thiết: “Hà  Nội mùa thu Hà  Nội mùa thu. Hà Nội mùa thu tròn nỗi nhớ”;Không bởi vì em hay vì em. Hà Nội mùa thu Hà Nội gió. Xôn xao con đường xôn xao lá. Nhòa phố mong manh nhòe phố mưa”;…Vì một bàn tay không ngần ngại. Tặng hết cho tôi một phố chờ. Sẽ thêm một đời. Nhớ trăng Hà Nội. Thu ơi!..”

 Giống như nhiều nhạc sĩ khác, Phạm Minh Tuấn là một người dành cho Hà Nội nhiều tình cảm mến yêu. Với nhiều trải nghiệm quý, với tình yêu Hà Nội thiết tha, ông cho ra đời ca khúc “Hà Nội ơi, thầm hát trong tôi.” Đây là ca khúc có giai điệu trử tình, dịu dàng, tha thiết, rạo rực, nồng nàn: “Trời thủ đô ngọt ngào hoa sữa thơm tóc em từ câu hát ngày xưa”,…”Hà Nội trên cao mây trời lộng gió dáng thanh thanh trong sáng hồn thơ”; “ Hà Nội lung linh Tây Hồ lộng gió nói đi em câu nói mộng mơ…”. Giai điệu cất lên, Hà Nội hiện ra thật tươi đẹp, lịch lãm và nồng nàn hoa sữa cùng hương cốm mùa thu, cùng Tây Hồ lộng gió và những làn mưa nhè nhẹ khi chớm gió đông về.

Thu nay Hà Nội, lại náo nức đón chào 65 năm kỷ niệm ngày giải phóng. Một lần nữa, trong lòng của những con người dân đất việt lại tiếp tục ngân rung những giai điệu diệu vợi, nồng nàn: “Ôi thăng long, Đông đô, Hà Nội! nghìn năm vẫn một trái tim này “(nhạc: Nguyễn Thành; Thơ Tạ Hữu Yên).

Thủ đô Hà Nội từng ngày vững mạnh, văn minh, giàu đẹp. Hà Nội vẫn giữ hương sắc mùa thu xưa, như: “sương giăng mờ hột nào rót nhỏ”, “một khung trời những vân vi chớp hé”, “từng chiếc lá tìm nhau sắc nắng mùa thu”, “cây sấu ru mùa hè vương trên áo chút gió heo may”(Thu sớm bước dạo-nhạc sĩ Lê Tịnh).

Thu quyến rũ đã lên hương, lên sắc, và ngất ngây tình trong những ca khúc hay nhất về Hà Nội. Dù có muôn sau, Mùa Thu Hà Nội vẫn mãi là vẻ đẹp bất tận và quyến rũ của Hà Nội.

Thu ấy chắc chắn sẽ tiếp tục cất lên thành lời, ngân lên thành nhạc để:

“Hà Nội tim ta đó

Dặm dài trong gian khó

Vẫn ngát xanh, xanh Mùa Thu!”.

 (Hà Nội mùa thu-Vũ Thanh).

Tài liệu tham khảo:

*Lời những ca khúc, được trích trong trong số 100 bài hát hay nhất về Hà Nội, in trong Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long (Nxb Văn hóa – Thông tin, 2009).

Nguyễn Văn Thanh

Bạn đang đọc bài viết Những khúc tráng ca bất hủ về Hà Nội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.