Thứ sáu, 29/03/2024 17:29 (GMT+7)

Nhạc sỹ Đynh Trầm Ca - đời chưa nguôi gió bão

Phùng Hiệu -  Thứ hai, 06/01/2020 09:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đynh Trầm Ca có vẻ mặt hiền lành, phúc hậu nhưng ánh mắt sáng ngời, tiếng nói chầm chậm đặc chất giọng miền Trung.

Nhắc đến Đynh Trầm Ca, trước thập niên 1980, nhiều người nhớ đến bài hát  “Ru con tình cũ” và sau đó, nhiều người lại biết đến các bài Sông quê, Nỗi buồn con sáo, Trăng hờn tủi, Điệu hò phu thê… những ca khúc đi vào lòng người và được phổ biến rộng rãi từ Việt Nam cho tới hải ngoại.

Lâu nay, khán giả vẫn thắc mắc về việc ông mang họ Đynh hay họ Đinh? Tên thật của ông là Mạc Phụ, sinh năm 1941 tại Điện Bàn, Quảng Nam. Mẹ ông họ Đinh, nên ông lấy bút danh là Đinh Trầm Ca. Một hôm, ông gặp một người bạn là nhà làm từ điển, ông này cứ thích đổi chữ i ngắn thành y dài, ông “nhại” lại bằng cách cho chữ y vào họ của mình. Bạn bè và khán giả thấy cái họ là lạ, để ý, dần dần quen luôn.

Trong một dịp tình cờ tại Sài Gòn cách đây 14 năm, tôi cùng chú Nguyễn Hùng là người đồng hương đang “thi thố” cờ tướng ngay tại nhà chú Hùng, đến hồi “hạ thủ bất hòan”, bỗng một chiếc xe máy “cà tàng” trờ tới….Ngước nhìn lên, chú Nguyễn Hùng reo to: “Ồ! Mạc Phụ đi đậu cả mấy tháng nay vậy?” Người khách chưa kịp trả lời, ông quay sang giới thiệu: “Đây là chú Mạc Phụ tức là nhạc sĩ Đynh Trầm Ca bạn thân của chú, con biết chứ?”. Ông không nói gì, chỉ nở nụ cười hiền hòa, thân thiện. Từ lâu tôi chỉ biết tên ông qua các bài hát mà tôi yêu thích, nay bỗng dưng gặp chính tác giả, lòng lâng lâng niềm vui khó tả.

Đynh Trầm Ca có vẻ mặt hiền lành, phúc hậu nhưng ánh mắt sáng ngời, tiếng nói chầm chậm đặc chất giọng miền Trung. Ở tuổi 60 mà ông rất trẻ trung. Tuy ít nói, nhưng mỗi khi “phát ngôn”, lời lẽ của ông đều hóm hỉnh và dí dỏm. Khi thân nhau, ông thường tâm sự: Số mình long đong đủ thứ nghề mà nỗi khó cứ luôn đeo bám mãi. Nghề nào cũng không sống được, từ dạy học, làm báo, cho đến làm ruộng, không từ việc gì mà cái khó cứ bó cái khôn… mặc dù vậy, mình vẫn đam mê sáng tác.

Tuy là một người gốc Quảng Nam nhưng ông lại chuyên viết nhạc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ với hàng loạt ca khúc nổi tiếng được ra đời trong những năm 1986 đến 2006 như “Nỗi buồn con sáo”, “Bất chợt trên bến đò ngang”, “Sông quê”…Đặc biệt bài “Sông quê”, ông đã gởi nỗi nhớ da diết về cố hương sau bao ngày xa sứ: “Có một dòng sông chảy dài trong trí nhớ/Nhà em bên lở, nhà anh bên bồi…Ơi con sông quê, bao năm đã lỡ đã bồi/Đời biển dâu nên anh cũng dạt quê người…”. Riêng ca khúc “Ru con tình cũ” là bước ngoặt lớn trong đời sáng tác của ông. Bài hát với điệu boston buồn như trải kín tâm tư “Ba năm qua em trở thành thiếu phụ/Ngồi ru con như ru tình sầu…Ơi bao năm qua rồi/Đời chưa nguôi gió bão/Người xa xôi phương nào/Người oán trách gì không…” Bài hát ban đầu chỉ để bạn bè trong xóm hát với nhau, nhưng sau có một người bạn mang vào Sài Gòn được ca sĩ Lệ Thu hát và trở nên nổi tiếng, Đinh Trầm Ca cũng bén duyên với nghề sáng tác từ khi đó.

Từ năm 2002, ở miền Tây lên, ông thường ghé nghỉ nhà chú Nguyễn Hùng, thế là chúng tôi lại gặp nhau… Trong thời gian này, ông gặp rất nhiều khó khăn, một mình bôn ba nuôi vợ và hai con nhỏ. Ông lao vào sáng tác, khi thì hợp tác ở tỉnh, khi thì cặm cụi ở phòng thu. Vì kinh tế gia đình, ông bán đi những sáng tác mà ngay sau khi phát hành đã nổi tiếng. Bù lại ông nhận được những đồng tiền ít ỏi, kèm theo điều kiện phải tuyệt đối giữ bí mật. Ngay cả với người thân, ông cũng không tiết lộ tên những bài hát đã bán cho người khác đứng tên. Khoảng năm 2004, ông đưa cả gia đình về quê Quảng Nam, mở một quán cafe sân vườn tại khuôn viên nhà, khách ủng hộ khá đông và đây cũng chính là nguồn thu nhập chính của ông.

Từ khi ông và gia đình về Quảng Nam, chúng tôi ít khi gặp nhau, chỉ khi đi công tác ở Đà Nẵng thì tôi ghé thăm ông hoặc thỉnh thoảng 1 -2 năm ông vào Sài Gòn 1 lần thăm bạn bè. Gặp tôi ông bảo: “Chú giờ già rồi, về quê ẩn dật lo mồ mả tổ tiên gia tộc, hương khói cho ông bà. Vả lại sức khỏe bây giờ cũng yếu, uống vài ly rượu đã say. Nếu có dịp đi công tác miền Trung thì ghé chú chơi. Cháu còn trẻ phải cố gắng lo công việc, đừng lạm vào thơ phú nhiều quá, để “nàng thơ” bắt chẹt thì khổ”. Nắm bàn tay ông, tôi thật xúc động khi nhìn thấy những nếp nhăn và mái tóc bạc trắng nơi mái đầu một bậc tài hoa một đời lận đận…  

Bạn đang đọc bài viết Nhạc sỹ Đynh Trầm Ca - đời chưa nguôi gió bão. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ