Thứ sáu, 19/04/2024 21:11 (GMT+7)

Nắng như đổ lửa trai tráng mình trần vật nhau, tranh cầu giữa làng

MTĐT -  Chủ nhật, 27/05/2018 10:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

16 thanh niên khỏe mạnh làng Vân (Bắc Giang) đóng khố, uống rượu, tranh nhau quả cầu 20kg trong lễ hội cầu bùn.

Lễ hội cầu bùn được nhân dân làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) khôi phục lại từ năm 2002 sau nhiều năm gián đoạn. Lễ hội diễn ra vào ba ngày 12, 13 và 14/4 âm lịch.

Theo truyền thuyết, hội vật cầu bùn có từ thời Lý Bôn, Lý Bí đánh đuổi quân Lương (thế kỷ 4-5) gắn với sự tích bốn anh em Trương Hống, Trương Hách, Trương Lừng, Trương Lẫy khi đi qua làng đã chiến thắng lũ quỷ trong trận vật cầu ở đầm lầy. Kể từ đó, hằng năm lũ quỷ phải tham gia hội vật cầu bùn để góp vui cho các vị thần làng.

Địa điểm tổ chức chính là khoảng sân đất ngay chính diện đền Chùa Vân.

Ngày thường vào những ngày nắng nóng thì khoảng sân này khô cong, liên tiếp trong 3 ngày lễ hội, ban tổ chức luôn phải bơm nhiều nước để đất bùn đủ độ nhão và tạo độ “trơn trượt” cần thiết để làm sân thi đấu cho hai đội chơi vật cầu bùn.

16 thanh niên trai tráng khỏe mạnh được gọi là “quan cầu”, được chia làm 4 giáp (mỗi giáp 4 người), 4 giáp này là được gộp lại rồi chia làm hai đội (mỗi bên 8 người) gọi là giáp trên và giáp dưới. Sau phần nghi lễ vào đền làm lễ tế Đức Thánh Tam Giang, các "quan cầu" uống mỗi người ba lưng bát rượu, ăn hoa quả rồi xuống sân đấu ra mắt dân làng.

Hai giáp cử những chàng trai khỏe nhất ra ràng, xe đai đấu vật giữa sân bùn nhão nhoét. Nếu đô vật nào thắng thì giáp đó sẽ được giao cầu. Việc này giống như hình thức giao bóng trong môn bóng đá.

Tổ chức trên một sân có diện tích khoảng 200m2, mặt sân là bùn nhão, ở hai bên đầu sân có hai hố để đẩy cầu xuống, mỗi lần một giáp đẩy được cầu xuống hố giáp đối phương trấn giữ là kết thúc một hiệp.

Những thanh niên được chọn phải khỏe mạnh, có phẩm chất đạo đức tốt, có học vấn khá và được các cụ tin tưởng “chọn mặt, gửi vàng”, 20 thanh niên này (16 người chơi chính và 4 người dự bị) được huấn luyện đặc biệt trong khoảng nửa tháng.

Trước khi tham gia vật cầu các giáp làm lễ bái vào đình sau đó ngồi giữa sân đình, lúc này mỗi giáp uống một bình rượu lấy khí thế và ăn một quả dưa hấu để nhận được may mắn khi tham gia vật cầu.

Quả cầu nặng 20kg được đặt lên bàn thờ trước đình thắp hương mong thần làng phù hộ để cầu không rơi xuống quân cầu, tránh chấn thương khi tham gia vật cầu.

Sau cút rượu lộc khao quân, đội cầu bắt đầu làm lễ tế tại cửa đền trước khi thi đấu. Các động tác tế lễ khá đặc biệt, theo phong cách giống như những "chiến binh" trên sới vật.

Trang phục thi đấu của các thanh niên chơi hội vật cầu là chiếc khố đen bất kể giáp trên hay giáp dưới. Khi xuống bước vào thi đấu thì tất cả các khố đều được “nhuộm” màu bùn, đòi hỏi 16 thanh niên hai giáp phải nhớ mặt hết thành viên của đội mình để có chiến thuật.

Nếu đô vật nào thắng thì giáp đó sẽ được giao cầu.

Cầu được làm bằng gỗ lim, nặng khoảng 20kg lại rất trơn nên đòi hỏi quân cầu phải có sức khỏe và sự khéo léo.

Khi một "quan cầu" cướp được cầu thì những thành viên khác của đội sẽ tìm cách di chuyển để bảo vệ, đưa quả cầu vào lỗ đối phường.

Mỗi khi cầu rơi xuống đất, tất cả 16 quân cầu phải làm động tác nâng cầu rồi mới hạ xuống để tranh cầu.

Đội nào lùa được cầu vào lỗ bên đối phương sẽ ghi điểm và trận đấu được dừng lại ít phút, nếu ghi điểm 2 lần liên tiếp sẽ là đội chiến thắng. 

Những màn tranh cướp nảy lửa trên sân bùn trong cái nóng 38-39 độ.

Quả cầu tượng trưng cho mặt trời, được mang, được vác, được tung từ Đông sang Tây theo hướng mặt trời mọc và lặn. Cướp được cầu cũng có nghĩa là cướp được mặt trời, cướp ánh nắng cho mùa màng.

Trận đấu diễn ra hấp dẫn, quyết liệt bởi sức mạnh của các quan cầu trên nền sân đầy bùn trơn trượt, trong khi đó khán giả đứng chật vòng quanh sân hò reo át cả tiếng trống hội.

Khán giả cũng không tránh khỏi bị lấm lem bùn đất .

Theo VietnamNet

Bạn đang đọc bài viết Nắng như đổ lửa trai tráng mình trần vật nhau, tranh cầu giữa làng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...