Thứ sáu, 29/03/2024 05:50 (GMT+7)

“Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy”

MTĐT -  Thứ bảy, 25/01/2020 19:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một lịch trình quen thuộc trong 3 ngày Tết nhiều người vẫn thường được nghe đó là “Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy” hay “Mùng 1 Tết nội, Mùng 2 Tết ngoại, Mùng 3 Tết thầy”.

Người ta không xác định được thành ngữ “Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy” có từ bao giờ. Trong lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam, chỉ có thể nói thành ngữ này được xếp vào Văn hóa dân gian.

Đây là nơi chốn ra đời các tác phẩm đặc thù như truyện cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ… vốn là những tác phẩm văn học dân gian phi văn bản, phi tác giả và được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng.

Thời khắc quan trọng nhất của Tết ta là ngày Mùng 1 Tết. Tính theo lịch âm dương bao giờ cũng bắt đầu từ 23h00 đêm trước, cho đến 1h00 sáng Mùng 1, nên Giao thừa nhằm giờ Tý kéo dài 2 tiếng (vì chỉ có 12 tên gọi cho 24 giờ, mở đầu là giờ Tý và kết thúc là giờ Hợi).

Người Việt và những nét văn hóa độc đáo ngày Tết. 

Tính theo lịch ta ngày Mùng 1 là quan trọng nhất, nhưng trước ngày Mùng 1, đêm Giao thừa lại là quan trọng hơn cả. Nên thời khắc thiêng liêng đó được dành cho lễ gia tiên, cúng ông bà. Và lúc đó, lễ cúng gia tiên để khởi đầu cho ngày Mùng 1 Tết.

Ngày Mùng 1 Tết sở dĩ dành cho người cha vì trong quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam, người cha bao giờ cũng ở vị trí cao nhất, là trên nóc nhà, bởi thế, “con không cha như nhà không nóc”.

Ngày Mùng 1 được coi là ngày các lễ nghi như chúc tụng, mừng tuổi, dành cho người quan trọng nhất trong một gia đình. Dân gian nói vậy, chứ không cụ thể là người cha. Khi còn cụ ông cụ bà hoặc ông bà thì ngôi cao nhất vẫn là của người cao tuổi nhất trong gia đình, nhất là đàn ông…

Mùng 2 sau một chút là Tết mẹ - người giữ tay hòm chìa khóa, đảm đương mọi việc chi tiêu, bếp núc, thường được gọi là “nội tướng” trong gia đình.

Sau cha và mẹ, người Việt đặc biệt tôn kính người thầy. 

Sau cha và mẹ là thầy - người dạy cho con chữ và đạo làm người, để trở thành người tử tế, biết ăn nói gói mở, biết ứng xử phải đạo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, bạn bè, con cái...

Đã được tôn kính là thầy, thì với người Việt, phải “tôn sư trọng đạo”, nửa chữ cũng là thầy, một chữ cũng là thầy, nên vào dịp Tết Mùng 3, hoặc có thể là Mùng 2 sẽ là Tết thầy.

Tất cả những hành vi Tết đó của người Việt đã tạo nên một phong tục lễ Tết rất nhiều ý nghĩa giáo dục và nhân văn, nâng sâu sắc đặc trưng văn hóa điển hình nhất của Tết Nguyên đán là nếp sống cộng đồng.

Bên cạnh đó, ý nghĩa trọng thể nhất của phong tục lễ Tết chính là cuộc sum họp trong gia đình. Về quê ăn Tết có nghĩa là về quê sum họp dưới một mái nhà, để ăn Tết và tiến hành nghi lễ dành cho người ruột thịt. Cho nên mới có thành ngữ: “Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy”.

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết “Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.
Bài thơ: Khi xa nhau
Khi xa càng nhớ nhau hơn///Ai chăm em lúc dỗi hờn… không anh///Buồn như vết thương chưa lành///Cô đơn đau nhói tim mình vì em.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.