Thứ sáu, 29/03/2024 06:10 (GMT+7)

Lí giải nguyên nhân hầu hết lì xì Tết mang màu đỏ

MTĐT -  Thứ tư, 09/01/2019 09:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bao lì xì là một trong những vật đặc trưng trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài màu đỏ truyền thống, lì xì Tết hiện nay còn được thiết kế đa dạng với nhiều màu sắc bắt mắt, thu hút người tiêu dùng.

Lí giải nguồn gốc bao lì xì Tết

Bao lì xì được bắt nguồn từ Trung Quốc từ truyền thuyết yêu quái bắt nạt trẻ em vào đêm giao thừa.

Theo đó, hằng năm, vào khoảnh khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới sẽ có một con yêu quái xuất hiện và xoa đầu những đứa trẻ, khiến trẻ ốm vào đúng ngày đầu tiên của năm mới.

Người lớn thường lì xì cho trẻ nhỏ vào dịp Tết Nguyên đán để "lấy may" trong năm mới.

Ở một ngôi làng nọ, có một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên bé.

Sau khi chú bé ngủ say, vợ chồng này lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó sợ hãi bỏ chạy. Đứa trẻ ngủ một giấc ngon làng, trọn vẹn từ đêm giao thừa đến năm mới.

Từ đó, dân gian quan niệm việc tặng phong bao lì xì vào dịp Tết sẽ xua đuổi những tà khí của năm cũ, mang lại may mắn vào năm mới. Người lớn thường lì xì cho trẻ em với lời chúc ngoan ngoãn, có nhiều sức khỏe. Dần dần, tặng lì xì trở thành phong tục không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán.

Lì xì Tết màu gì để may mắn?

Gần Tết là thời điểm mà thị trường phong bao lì xì sôi động và nhộn nhịp nhất trong năm. Nhiều người tìm mua lì xì sớm để mua được giá hời và có nhiều mẫu mã để chọn lựa. Các xưởng in phải hoạt động hết công suất để có thể sản xuất kịp những đơn đặt hàng với số lượng lớn.

Ngoài chất liệu thì màu sắc cũng là một trong những tiêu chí của người dùng khi chọn mua bao lì xì. Mọi người thường chọn những mẫu lì xì có màu sắc, thiết kế bắt mắt để có thể tạo được ấn tượng riêng của mình vừa thể hiện sự trân trọng đối với người được nhận lì xì.

Màu đỏ - sắc truyền thống của lì xì Việt

Ở Việt Nam, phong tục lì xì hay ngày Tết còn gọi là mừng tuổi từ lâu đã trở thành một trong những nét văn hóa truyền thống dịp Tết Nguyên Đán.

Lì xì màu đỏ truyền thống..

Người lớn mừng tuổi cho trẻ em với lời chúc khỏe mạnh, học hành tốt trong năm mới. Đối với ông bà, bố mẹ thì lì xì giống như lời chúc sống lâu, mạnh khỏe. Ngày nay, đối tượng tặng lì xì Tết đa dạng hơn, như: thầy – trò, vợ - chồng, bạn bè, đồng nghiệp…

Trong quan niệm của người Phương Đông, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hi vọng, nhiệt huyết, là màu của sự cát tường. Bởi vậy màu đỏ luôn xuất hiện trong những dịp lễ, tết, hỉ sự.

Bởi vậy, bao lì xì truyền thống sẽ có nền đỏ đặc trưng, trên đó có thể in hình tranh dân gian, linh vật của năm, hoa đào, hoa mai, bánh chưng… Điều không thể thiếu trên lì xì truyền thống là những dòng chữ chúc mừng năm mới, lời chúc một năm mới an khang, thịnh vượng, may mắn màu vàng.

Suốt một thời gian dài, lì xì nền đỏ vàng trở thành “huyền thoại” với những thế hệ 7x – 8x – 9x.

Lì xì cách tân đa dạng màu sắc, phong cách

Những năm trở lại đây, xu hướng bao lì xì được thiết kế cách tân thu hút nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ bởi sự độc, lạ và bắt kịp những xu hướng trên mạng xã hội cũng như các vấn đề trong đời sống.

Lì xì Tết theo phong cách cách tân được nhiều giới trẻ lựa chọn trong dịp Tết Nguyên Đán 2019.

Bao lì xì cách tân cũng rất đa dạng và có sự cải biên tích cực từ phong cách truyền thống.

Nếu như lì xì truyền thống in linh vật của năm thì trên lì xì cách tân, những linh vật này sẽ được thiết kế lại theo phong cách trẻ trung, ngộ nghĩnh từ màu sắc đến nét vẽ.

Nếu như lì xì truyền thống in dòng “Chúc mừng năm mới”, “An khang thịnh vượng”, “Tấn tài tấn lộc”… đã quá quen thuộc với thế hệ 7x – 8x – 9x thì bao lì xì cách tân sẽ có lời chúc gần gũi, thân mật, có “vần” hơn như: “Năm mới Tết về, sức khảo tràn trề”, “Tết này vẫn giống Tết xưa/Vẫn là con nít vẫn ưa lì xì”…

Những mẫu bao lì xì 2019 hút mắt.

Hay thay vì những lời chúc, lì xì cách tân lại in những câu nói nổi tiếng xuất phát từ một bộ phim, câu hát hay từ một bản nhạc nổi tiếng, một hiện tượng mạng xã hội như: “Lì xì là thứ tồn tại duy nhất, những thức khác có hay không không quan trọng” trích từ phim “Người phán xử”. “Cô là ai, cháu không biết, cô lì xì cháu đi” nguồn gốc từ hiện tượng mạng xã hội trước đó.

Nhìn chung, lì xì cách tân hay truyền thống thì luôn được người tiêu dùng tìm mua vào mỗi dịp Tết. Tùy vào đối tượng người nhận lì xì là ai, tính cách như thế nào để bạn có thể chọn ra bao lì xì thích hợp nhất.

Theo Hoài Đông/Đời sống & Pháp lý

Bạn đang đọc bài viết Lí giải nguyên nhân hầu hết lì xì Tết mang màu đỏ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.
Bài thơ: Khi xa nhau
Khi xa càng nhớ nhau hơn///Ai chăm em lúc dỗi hờn… không anh///Buồn như vết thương chưa lành///Cô đơn đau nhói tim mình vì em.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.