Thứ năm, 25/04/2024 17:07 (GMT+7)

Khai hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2018

Xuân Thụ -  Thứ tư, 28/03/2018 17:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 28/3 (tức 12 tháng 2 âm lịch), Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang phối hợp UBND huyện Yên Dũng tổ chức lễ khai hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2018.

Tham dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Trung ương là con em tỉnh Bắc Giang hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội; các đồng chí lãnh đạo tỉnh và một số sở, ban, ngành trong tỉnh, cùng đông đảo tăng ni, phật tử, nhân dân và du khách thập phương.

Chùa Vĩnh Nghiêm đã được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 1964, Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2015

Trong bài diễn văn khai mạc, ông Trương Quang Hải, Ủy viên BTV huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng đã nêu bật giá trị nổi bật chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa đã được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 1964, Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2015. Năm 2012, bộ Mộc bản gồm 3.050 bản đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản tư liệu ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2013, Lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội diễn ra ngày 28/3 (tức 12 tháng 2 âm lịch) 

Sau phần đánh trống khai hội đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống như: Lễ rước của các thôn trong xã Trí Yên, chương trình giảng pháp cho phật tử, thi đấu các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian, giao lưu văn nghệ. Nhà hát Tuồng Việt Nam biểu diễn chương trình nghệ thuật đặc biệt giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp tu hành của "Trúc Lâm Tam Tổ" (Phật hoàng Trần Nhân Tông; Pháp Loa Đồng Kiên Cương và Huyền Quang)

Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống đã diễn ra

Được biết, ngày 17/12/2017 vừa qua, chùa Vĩnh Nghiêm cũng đã tổ chức lễ khánh thành đưa vào sử dụng Nhà lưu giữ và trưng bày mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm.
Công trình này được khởi công từ tháng 4 /2016, công trình có tổng diện tích hơn 300m2 nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm, với kiến trúc truyền thống, tàu đao 4 mái, khung gỗ lim, lợp ngói mũi hài. Nhà trưng bày mộc bản gồm 5 gian 2 chái; nhà lưu giữ 3 gian 2 chái.

Tổng vốn đầu tư công trình hơn 30 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa và một phần ngân sách (trong đó ngân sách tỉnh Bắc Giang 6 tỷ đồng, ngân sách huyện Yên Dũng 3,5 tỷ đồng). Công trình hoàn thành góp phần gìn giữ, bảo quản và phát huy tốt hơn giá trị di sản mộc bản.

Huyện Yên Dũng cũng đang lập quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị chùa Vĩnh Nghiêm, đồng thời xây dựng Đề án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm và bộ mộc bản chùa gắn với phát triển du lịch đến năm 2020.

Dưới đây là một số hình ảnh PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử ghi lại được:

Chương trình văn nghệ lễ trong khai hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2018
Bản mộc trong chùa Vĩnh Nghiêm
Sau phần đánh trống khai hội đã diễn ra nhiều hoạt động thể thao truyền thống thi đấu các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian.

   

Bạn đang đọc bài viết Khai hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.