Thứ sáu, 29/03/2024 19:02 (GMT+7)

Huế: Giới thiệu di tích một đằng lại đưa hình ảnh một nẻo!

Nguyễn Hiền -  Thứ năm, 14/06/2018 14:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một trang tin điện tử của Sở Du lịch tỉnh TT-Huế đã “nhầm lẫn” khi lấy hình ảnh của Phu Văn Lâu để đưa vào bài viết giới thiệu về công trình Nghênh Lương Đình khiến người dân và du khách ngạc nhiên.

Theo tài liệu lịch sử, Nghênh Lương Đình (hay Nghênh Lương Tạ) được xây dựng dưới triều vua Tự Đức thứ 5 (1852), đến thời Khải Định về sau, Nghênh Lương Tạ được đổi tên thành Nghênh Lương Đình, là nơi để phục vụ nhà vua đến nghỉ mát.

Nghênh Lương Đình có kết cấu kiến trúc kiểu phương đình 1 gian 4 chái, phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài ra. Bộ khung gỗ ở phần trên, nhất là các vì vỏ cua cùng hệ thống liên ba được chạm trổ công phu. Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng.

Bài viết “Khám phá di tích quốc gia Nghênh Lương Đình” trên trang tin điện tử của Sở Du lịch TT-Huế. (Ảnh chụp màn hình).

Nền Nghênh Lương Tạ cao 90cm, bó vỉa bằng gạch vồ và đá thanh, phía bờ sông có 13 bậc cấp dẫn xuống một hành lang xây sát mặt nước sông Hương. Cảnh quan xung quanh nhà tạ thoáng đãng và rất trữ tình.

Xét về cấu trúc không gian ở trục trước mặt Kinh thành, Nghênh Lương Tạ là điểm nối kết giữa Kỳ Đài - Phu Văn Lâu - Hương Giang - Ngự Bình. Và đây cũng là vị trí đẹp để ngắm nhìn, cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn của sông Hương vào lúc bình minh, khi hoàng hôn hay trong đêm trăng sáng.

Trong bài viết tác giả đã dùng hình ảnh của Phu Vân Lâu để “giới thiệu” về Nghênh Lương Đình.

Được biết, Nghênh Lương Đình cùng với Phu Văn Lâu là 2 công trình nổi tiếng trong quần thể di tích Cố đô Huế, được xây dựng dưới triều Nguyễn từ lâu được xem là những công trình kiến trúc độc đáo, mang đậm cốt cách của Cố đô Huế.

Tuy nhiên, ngày 13/6, nhiều người dân và du khách bất ngờ khi tại chuyên mục Khám phá Huế của trang tin Visithue.vn đăng tải bài viết “Khám phá di tích quốc gia Nghênh Lương Đình” của tác giả Phương Thảo, người viết đã nhầm lẫn nghiêm trọng khi dùng hàng loạt hình ảnh của di tích Phu Vân Lâu để “giới thiệu” về Nghênh Lương Đình.

Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho rằng, những thông tin sai lệch của bài viết trên đã được đơn vị này phản ánh với Sở Du lịch tỉnh TT-Huế để phối hợp xử lí.

Tuy nhiên hiện nay, di tích Nghênh Lương Đình vẫn đang trong giai đoạn phục vụ công tác trùng tu. Ảnh: Nguyễn Hiền

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phúc – PGĐ Sở Du lịch tỉnh TT-Huế xác nhận, trang Visithue.vn là trang thông tin điện tử do Sở quản lí.

“Sau khi nhận được thông tin phản ánh, chúng tôi đã gỡ bỏ bài viết với nội dung trên xuống khỏi trang tin này vì không chỉ hình ảnh thiếu chính xác mà nhiều thông tin trong bài viết cũng không đúng. Cái này là sai sót của tác giả, tổ biên tập duyệt bài và có trách nhiệm của ban giám đốc nữa”, ông Phúc nói.

Cũng theo ông Phúc, thông thường, khi một bài viết gửi về Sở Du lịch, tổ biên tập sẽ kiểm tra thông tin kỹ rồi xuất bản, những vấn đề mang tính “nhạy cảm” thì ban giám đốc sẽ duyệt đăng.

Tuy nhiên, với trường hợp này, tổ biên tập đã sơ suất, ban giám đốc cũng có trách nhiệm trong việc này, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm.

Bạn đang đọc bài viết Huế: Giới thiệu di tích một đằng lại đưa hình ảnh một nẻo!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới