Thứ sáu, 29/03/2024 12:33 (GMT+7)

Festival 2018–Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam”

MỘNG THƯỜNG -  Thứ sáu, 30/11/2018 07:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong khuôn khổ “Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam”.

Đây là dịp để đồng bào các dân tộc anh em từ các miền của Tổ quốc giới thiệu nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình đến với du khách tham dự.

Tham dự triển lãm có sự tham dự của đoàn văn hóa nghệ thuật các tỉnh như: Điện Biên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, An Giang,…

Khu trưng bày Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên và nhạc cụ của các loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.

Tại buổi khai mạc ngày 29/11, người xem đã được thưởng thức các tiết mục nghệ thuật đặc sắc qua sự thể hiện của các nghệ sỹ, nghệ nhân hàng đầu đến từ các đoàn nghệ thuật của các tỉnh tham dự. Buổi biểu diễn hoàn toàn không sử dụng các phương tiện khuếch đại âm thanh với mục đích đưa đến khán giả không gian trình diễn nguyên bản của các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống.

Không gian trưng bày Nhạc cụ truyền thống của các tỉnh, thành phố.

Trong chương trình triển lãm, khán giả sẽ có một hành trình về với văn hóa âm nhạc truyền thống Việt Nam, không chỉ qua tiếng đàn tiếng hát, mà còn được tìm hiểu sâu hơn về những nhạc cụ cổ truyền Việt Nam qua triển lãm trưng bày các nhạc cụ cơ bản của nhiều loại hình âm nhạc truyền thống từ Bắc chí Nam. Triển lãm sẽ trưng bày các loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới như: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế, Ca Trù, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Hát Xoan, Dân ca Bài Chòi... và các nhạc cụ truyền thống của đồng bào các dân tộc Việt Nam theo vùng, miền trong cả nước thông qua hình ảnh, tư liệu, nhạc cụ, màn hình trình chiếu, các chương trình biểu diễn nhạc cụ của các nghệ sĩ, nghệ nhân.

Không gian trưng bày Nhạc cụ truyền thống của các tỉnh, thành phố.

Bên cạnh việc trưng bày và giới thiệu các loại nhạc cụ truyền thống đến công chúng, trong các ngày diễn ra hoạt động Festival, các đơn vị nghệ thuật sẽ có chương trình biểu diễn âm nhạc truyền thống, vừa giới thiệu những nhạc cụ dân tộc cổ truyền, vừa trình diễn những loại hình âm nhạc truyền thống phục vụ công chúng.

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 2/12/2018.

Bạn đang đọc bài viết Festival 2018–Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần
Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.

Tin mới