Thứ sáu, 19/04/2024 19:43 (GMT+7)

“Đi cùng năm tháng”- Chương trình tri ân các Anh hùng, liệt sỹ

MTĐT -  Thứ hai, 16/07/2018 14:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lần đầu tiên, Liên đoàn Xiếc Việt Nam dàn dựng một tác phẩm nghệ thuật có chủ đề hướng về cội nguồn, tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Với tên gọi "Đi cùng năm tháng", tác phẩm xiếc mới này sẽ lấy tinh thần bộ đội Trường Sơn làm chủ đạo và tôn vinh sự hy sinh xương máu của các thế hệ đi trước cho nền độc lập ngày hôm nay.

“Đi cùng năm tháng” là chương trình Xiếc nghệ thuật đặc biệt do Liên đoàn Xiếc Việt Nam dàn dựng với sự phối hợp của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Hà Nội, cùng sự tham gia của các nghệ sĩ thuộc 4 đoàn của Liên đoàn Xiếc Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2018).

Kịch bản và đạo diễn của chương trình do NSƯT Tống Toàn Thắng thực hiện, NSND Tạ Duy Ánh – Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam chỉ đạo nghệ thuật chương trình.

Tinh thần bộ đội Trường Sơn sẽ được tái hiện trong "Đi cùng năm tháng" với hình ảnh người chiến sỹ đặc công, người lính biển, anh nuôi quân cho đến các thanh niên xung phong. Không chỉ vậy, mối tình thâm sâu giữa hậu phương và tiền tuyến cũng được đặc biệt nhấn mạnh ở tác phẩm này như nỗi nhớ con của mẹ, nỗi nhớ chồng, nhớ người yêu của người vợ, người yêu nơi quê nhà. Tất cả sẽ tạo nên một bức tranh tổng thể về người lính năm xưa ra trận với tinh thần quả cảm, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh nhưng cũng đầy lưu luyến với gia đình. 

Chương trình Xiếc "Đi cùng năm tháng" của Liên đoàn Xiếc Việt Nam là một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt hướng về cội nguồn, tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Màn mở đầu chương trình là hoạt cảnh Đồng đội với giai điệu bài hát Bác cùng chúng cháu hành quân. Tiết tấu âm nhạc sôi nổi và hào hùng các nghệ sĩ trong trang phục bộ đội xuất hiện trên sân khấu cùng nhau theo đội hình, nhào lộn qua chướng ngại vật. Kết thúc hoạt cảnh mở đầu âm nhạc chuyển giai điệu Chiếc gậy Trường Sơn được xử lý từ tiết mục xiếc truyền thống Dây thép chùng.

Nghệ sĩ Hà Bình trong vai anh lính trong Chiếc gậy Trường Sơn bật mí: “Cây gậy cũng là một đạo cụ ảo thuật biến hóa thành những bông hoa, chiếc mũ tai bèo hóa thành chim bồ câu mà người lính gửi tặng cho bạn gái của mình. Chúng tôi sẽ làm động tác xiếc đi trên dây thép chùng và có lúc dây thép chùng lại biến thành những chiếc võng đung đưa. Chúng tôi tham gia chương trình vô cùng hào hứng khi không chỉ thực hiện các động tác kỹ thuật xiếc mà còn mang lại một nội dung rất ý nghĩa. Chiến tranh khắc nghiệt không ngăn được tình cảm đôi lứa nảy nở đầy lãng mạn, trong sáng”.

Với những ý tưởng dàn dựng đầy sáng tạo, ekip sáng tạo sẽ có những đổi mới ngay từ kỹ thuật động tác. Trước đây tiết mục dây da của đôi nam nữ thì nam là chính, nữ là phụ nhưng khi vào tiết mục Huyền thoại mẹ trong chương trình thì người nữ lại giữ vai trò chủ đạo, khoe được thể lực, sức khỏe và thể hiện được tinh thần của nội dung chương trình khi diễn viên nữ vào vai người mẹ, diễn viên nam vào vai người con, người chiến sĩ cách mạng.

Sự yêu thương che chở của người mẹ đã giúp cho người con trai vượt lên những khó khăn, thách thức gian khổ của chiến tranh để chiến thắng trở về. Hình tượng nữ anh hùng Võ Thị Sáu được coi là điểm nhấn gây xúc động nhất của chương trình Đi cùng năm tháng khi nghệ sỹ Bùi Thu Hương xuất hiện trong trang phục áo trắng và làm động tác trên đu với dải lụa đỏ tượng trưng cho màu cờ Tổ quốc cùng với 8 diễn viên nữ phụ họa tạo nên một bối cảnh ấn tượng, ý nghĩa.

NSƯT Tống Toàn Thắng và tiết mục Xiếc trăn đã làm nên tên tuổi của Anh. 

NSƯT Tống Toàn Thắng cho biết, chương trình có sự phối hợp của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Hà Nội để có những món quà tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ. Số tiền ủng hộ sẽ huy động từ các nhà tài trợ và toàn thể các nghệ sĩ tham gia chương trình sẽ không nhận thù lao biểu diễn mà toàn bộ số tiền sẽ được quyên góp ủng hộ. Chương trình sẽ dành một số vé mời cho một số tổ chức như Hội Cựu chiến binh Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Hà Nội, con em thương binh, liệt sĩ, học sinh giỏi vượt khó....

“Đi cùng năm tháng” sẽ diễn ra vào 20h tối ngày 27/7, tại Rạp Xiếc Trung ương (Hà Nội).  Ban Tổ chức dự định sẽ tiếp tục dàn dựng chương trình "Đi cùng năm tháng" thường niên vào ngày 27/7 hằng năm như một món quà tinh thần để giúp thế hệ trẻ hôm nay hướng tới đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”.

Bạn đang đọc bài viết “Đi cùng năm tháng”- Chương trình tri ân các Anh hùng, liệt sỹ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Thu Hiền

Cùng chuyên mục

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...