Thứ ba, 19/03/2024 10:56 (GMT+7)

Tin tức 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 14/7/2020

MTĐT -  Thứ ba, 14/07/2020 17:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức 24h nóng nhất, mới nhất hôm nay 14/7/2020 tin tức thời sự, tin tức pháp luật, tin tức tai nạn giao thông, thế giới, giải trí showbiz, thể thao...

Việt Nam hỗ trợ Myanmar phòng chống đại dịch COVID-19

Đại diện Bộ Y tế và Thể thao Myanmar đã trân trọng tiếp nhận, bày tỏ sự cảm ơn chân thành của Chính phủ, Bộ Y tế và Thể thao Myanmar tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì sự trợ giúp đầy ý nghĩa.

Sáng 13/7, tại trụ sở Bộ Y tế và Thể thao Myanmar ở Yangon, Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Lý Quốc Tuấn đã trao số tiền 50.000 USD của Chính phủ Việt Nam hỗ trợ Myanmar trong công tác phòng chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Lý Quốc Tuấn nêu bật ý nghĩa sự ủng hộ chân thành của Chính phủ và nhân dân Việt Nam dành cho Chính phủ và nhân dân Myanmar, dành cho mối quan hệ đối tác hợp tác toàn diện, với chặng đường 45 năm quan hệ, luôn luôn gắn bó tin cậy. Món quà của Chính phủ Việt Nam thể hiện tình cảm luôn giúp đỡ bạn bè, nhất là trong lúc khó khăn dịch bệnh.

Đại diện Bộ Y tế và Thể thao Myanmar, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu y tế, ông Zaw Than Htun đã trân trọng tiếp nhận, bày tỏ sự cảm ơn chân thành của Chính phủ, Bộ Y tế và Thể thao Myanmar tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì sự trợ giúp đầy ý nghĩa này.

Ông Zaw Than Htun đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai nước và những tình cảm quý báu của Việt Nam đối với Myanmar. Ông cho biết phía Myanmar luôn dõi theo thành công của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và coi đây là kinh nghiệm thiết thực cho Myanmar.

Phát triển TP Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra phương hướng phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của thành phố, nhất là tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, địa lý trung tâm vùng, tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam. Tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp phần mềm, năng lượng sạch; phát triển dịch vụ, du lịch theo hướng xanh, sinh thái, thông minh và bản sắc riêng vùng Tây Nguyên; phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái, ứng dụng công nghệ cao; chú trọng ứng dụng khoa học và công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Căn cứ quan điểm chủ đạo, mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Kết luận số 67-KL/TW, Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện kết luận.

Chương trình phấn đấu giai đoạn 2021-2025, thành phố Buôn Ma Thuột có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 11%/năm. Đến năm 2025, cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ chiếm 62%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 30% trong cơ cấu kinh tế thành phố; thu nhập bình quân đầu người đạt 150 triệu đồng.

Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 77%; cơ bản không còn hộ nghèo; tỷ lệ người dân được cấp nước sạch đạt trên 80%; duy trì 100% xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế;..

Điều tra 3 người về hành vi 'chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước'

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an hôm nay, 13/7, tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở, nơi làm việc của 3 người tại Hà Nội về hành vi "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" theo Điều 337 Bộ luật hình sự năm 2015.

Thông tin từ Bộ Công an, những người trên gồm: Nguyễn Anh Ngọc (sinh năm 1974, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên); Nguyễn Hoàng Trung (sinh năm 1983, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng); và Phạm Quang Dũng (sinh năm 1983, trú tại xã Tân Triều, quận Thanh Trì).

Cũng theo nguồn tin từ Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiếp tục làm rõ vụ việc.

EVN thông tin kết quả kiểm tra ghi chỉ số công tơ và lập hóa đơn tiền điện

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm cho biết, từ ngày 25/6 đến ngày 3/7 vừa qua, Đoàn công tác liên ngành gồm đại diện Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và EVN đã tiến hành kiểm tra tại tất cả 5 Tổng công ty Điện lực về công tác ghi chỉ số công tơ và lập hóa đơn tiền điện.

Đồng thời Đoàn kiểm tra cũng lựa chọn một số đơn vị thuộc các Tổng công ty với tiêu chí đảm bảo đầy đủ các loại hình về mô hình tổ chức và hình thức tổ chức ghi chỉ số công tơ.

Đó là các Công ty điện lực hạch toán phụ thuộc như: Thanh Xuân, Mê Linh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Tân Phú; các Công ty TNHH Một thành viên gồm: Công ty điện lực TNHH Một thành viên Điện lực Đồng Nai; Công ty TNHH Một thành viên Thí nghiệm điện miền Bắc, Trung tâm thí nghiệm điện Vĩnh Phúc – Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên Thí nghiệm điện miền Bắc, Trung tâm Thí nghiệm điện Thừa Thiên Huế - Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên Thí nghiệm điện miền Trung, Công ty Cổ phần Cơ điện - Điện lực Đồng Nai.

Theo Phó Tổng giám đốc EVN, qua kết quả kiểm tra các hồ sơ, giấy tờ và lựa chọn ngẫu nhiên các khách hàng để kiểm tra ghi chỉ số công tơ, lập hóa đơn tiền điện và xử lý kiến nghị cho thấy, việc sai sót trong thời gian qua tại một số đơn vị được báo chí nêu là các trường hợp cá biệt.

Nguyên nhân do lỗi tác nghiệp xảy ra đồng thời tại một số khâu trong hoạt động ghi chỉ số và lập hoá đơn tiền điện. Do vậy, các đơn vị trong EVN đã kỷ luật hàng loạt cán bộ quản lý liên quan. EVN cũng đã kịp thời triển khai các giải pháp kiểm soát để hạn chế việc xuất hiện các lỗi tương tự trong tương lai.

Cùng với việc lập lịch ghi chỉ số công tơ theo đúng thời gian được duyệt, phúc tra chỉ số và lập hóa đơn đúng quy định, EVN còn thực hiện đúng quy định pháp luật đo lường đối với công tơ điện. Công tơ điện sử dụng trên lưới điện được kiểm định tại các tổ chức kiểm định được chỉ định theo quy định pháp luật về đo lường.

Tại thời điểm kiểm tra công tơ của các khách hàng, Đoàn công tác nhận thấy: Công tơ phù hợp với mẫu đã được phê duyệt, chứng chỉ (tem kiểm định, dấu kiểm định) kiểm định đúng quy định và còn hiệu lực, niêm phong, kẹp chì nguyên vẹn để bảo đảm ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường trong quá trình sử dụng.

Các tổ chức kiểm định trực thuộc Công ty TNHH Một thành viên Thí nghiệm điện (đơn vị thực hiện kiểm định) đáp ứng điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định phương tiện đo quy định tại Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.

Các tổ chức kiểm định thuộc Công ty TNHH Một thành viên Thí nghiệm điện được chỉ định kiểm định công tơ điện theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Bên cạnh đó, các đơn vị được kiểm tra đều chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Các yêu cầu kiến nghị của khách hàng sử dụng điện về hoá đơn tiền điện đã được các đơn vị tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng quy định. Phó Tổng giám đốc Võ Quang Lâm cho hay.

Từ 1/8, sinh viên ngoại tỉnh không được đăng ký xe biển Hà Nội, TP HCM

Từ ngày 1/8/2020, Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an về quy định quy trình cấp, thu hồi đăng kí, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có hiệu lực thay thế Thông tư số 15/2014/TT-BCA, thì học viên, sinh viên không còn được đăng ký xe tại nơi mình đang theo học.

Cụ thể, Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định, nếu chủ xe là người Việt Nam khi đến làm thủ tục đăng kí phương tiện, cần xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu. Còn đối với lực lượng vũ trang: Xuất trình Chứng minh Công an nhân dân hoặc Chứng minh Quân đội nhân dân hoặc Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn, Phòng, Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên.

Như vậy, khi Thông tư 58/2020/TT-BCA có hiệu lực, giấy tờ chủ xe phải nộp khi đi đăng ký xe không còn có Thẻ học viên, sinh viên, Giấy giới thiệu của nhà trường... Điều này đồng nghĩa với việc, từ ngày 1/8/2020, khi Thông tư 58/2020/TT-BCA có hiệu lực, sinh viên, học sinh ngoại tỉnh không còn được đăng ký xe biển Hà Nội hay TP.HCM bằng giấy giới thiệu của nhà trường.

Cũng theo Thông tư số 58/2020/TT-BCA, người bán, trao tặng xe cho người ngoại tỉnh phải nộp lại biển số và giấy đăng kí xe cho cơ quan chức năng.

Theo đó, trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe cho tổ chức, cá nhân thuộc tỉnh, thành phố khác, chủ xe phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số cho cơ quan đăng ký xe.

Đối với việc sang tên cho tổ chức, cá nhân trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe.

HLV Sài Gòn FC tiến cử 4 cầu thủ cho thầy Park Hang Seo

Sài Gòn FC vừa có chiến thắng 3-0 trước Thanh Hóa ở vòng 9 V-League 2020 để duy trì vị trí nhất bảng với 2 điểm hơn đội xếp thứ 2 là CLB TP.HCM.

Chuỗi trận bất bại của đội bóng Sài thành ở V-League 2020 đến thời điểm này có sự đóng góp rất lớn của những cái tên như thủ thành Phạm Văn Phong, hậu vệ đội trưởng Quốc Long, tiền vệ trụ Cao Văn Triền hay tiền vệ cánh phải Huỳnh Tấn Tài.

Cũng bởi vậy, khi được hỏi những cầu thủ nào của Sài Gòn có thể lên khoác áo tuyển Việt Nam ở đợt tập trung tới đây, HLV Vũ Tiến Thành đã chỉ ra 4 cái tên nêu trên.

\\\\\

“Nếu tôi được phép tiến cử, các cầu thủ như Quốc Long, Tấn Tài, Cao Văn Triền và thủ môn Phạm Văn Phong xứng đáng có mặt ở đội tuyển Việt Nam. Họ là những cầu thủ có chuyên môn tốt, luôn thi đấu nỗ lực. Tuy nhiên, quyền quyết định thuộc về HLV Park Hang Seo, bởi mỗi HLV có cách lựa chọn cầu thủ phù hợp với triết lý bóng đá của mình”, ông Thành nói.

Trong 4 cái tên được thuyền trưởng của Sài Gòn tiến cử chỉ có Quốc Long từng được triệu tập lên tuyển Việt Nam năm 2012, tuy nhiên, scandal chửi phóng viên buộc HLV Phan Thanh Hùng sau đó phải loại học trò cưng.

Huỳnh Tấn Tài là cái tên quen thuộc ở đội tuyển U23 Việt Nam thời HLV Miura. Anh từng dự SEA Games 2015 và ASIAD 2014.

Còn lại, thủ thành Phạm Văn Phong và tiền vệ Cao Văn Triền chưa một lần được khoác áo đội tuyển.

Cũng trong 4 cái tên này, Cao Văn Triền là gương mặt sáng giá nhất. Nhiều khả năng anh sẽ được HLV Park Hang Seo triệu tập trong bối cảnh tuyển Việt Nam

đang rất cần một tiền vệ trụ chơi cần mẫn, tỉnh táo như tiền vệ của Sài Gòn FC.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 14/7/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Quỳ Châu có tân Chủ tịch UBND huyện
Sáng 18/3, Hội đồng Nhân dân huyện Quỳ Châu khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề). Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo một số Sở, ban ngành.
MR WORLD 2024 sẽ được tổ chức tại Việt Nam
Sau thành công khi đăng cai Miss Grand International, vào tháng 9 tới đây, Công ty Sen Vàng tiếp tục là đơn vị đăng cai tổ chức một cuộc thi quốc tế khác đó là MR WORLD 2024 - Nam vương Thế giới 2024.

Tin mới

Nghệ An: Quỳ Châu có tân Chủ tịch UBND huyện
Sáng 18/3, Hội đồng Nhân dân huyện Quỳ Châu khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề). Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo một số Sở, ban ngành.