Thứ năm, 28/03/2024 21:48 (GMT+7)

Tết đến sớm ở làng nghề làm bánh chưng truyền thống Tranh Khúc

An Yên -  Thứ tư, 30/01/2019 12:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vào những ngày cuối năm, làng nghề gói bánh chưng truyền thống Tranh Khúc (xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội) lại trở nên tấp nập hơn. Ở đây, dường như không khí tết thường đến sớm hơn những nơi khác.

Tranh Khúc là làng gói bánh chưng lớn nhất miền Bắc, đã từ lâu đặc sản bánh chưng làng Tranh Khúc đã trở nên quen thuộc với người dân thủ đô. Vào những vụ Tết, đã có hàng vạn chiếc bánh chưng được cung cấp không những ra thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài.

Đến đầu làng Tranh Khúc không khí Tết đã tràn ngập nơi đây. Những xe chở lá dong xanh mướt, những bao đậu xanh bóc vỏ vàng ruộm, rồi gạo nếp, hạt tiêu... được người dân rộn ràng, tấp nập chuẩn bị.

Chỉ mới đặt chân đến đầu làng Tranh Khúc, PV cảm nhận được không khí Tết đã tràn ngập nơi đây. Những xe chở lá dong xanh mướt, những bao đậu xanh bóc vỏ vàng ruộm, rồi gạo nếp, hạt tiêu... được người dân rộn ràng, tấp nập chuẩn bị. Những làn khói mang theo mùi vị đặc trưng của những nồi luộc bánh chưng quện vào gió hương thơm bay ngào ngạt khắp một vùng.

Những làn khói mang theo mùi vị đặc trưng của những nồi luộc bánh chưng quện vào gió hương thơm bay ngào ngạt khắp một vùng.

Theo người dân trong làng kể lại, bánh chưng làng Tranh Khúc đã có từ rất lâu, cũng chẳng biết bắt đầu từ khi nào. Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ở đây đã có những hộ gia đình làm bánh chưng nhưng vì trong chiến tranh ác liệt, dân làng phải phiêu bạt đi khắp nơi. Mãi sau 1975 khi thống nhất đất nước, dân làng mới trở lại và phục dựng lại làng nghề làm bánh chưng. Kể từ đó làng nghề được phát triển và duy trì đến nay, sau hơn 40 năm bánh chưng làng Tranh Khúc đã rất nổi tiếng trên cả nước và được nhiều người biết đến.

Tranh Khúc là làng gói bánh chưng lớn nhất miền Bắc, đã từ lâu đặc sản bánh chưng làng Tranh Khúc đã trở lên quen thuộc với người dân thủ đô.

Hiện làng nghề có 116 hộ làm bánh thường xuyên và 215 hộ làm thời vụ. Mỗi năm, bà con cung cấp cho thị trường hơn 300.000 chiếc bánh với giá từ 50.000 đến 60.000 đồng/chiếc. Năm nào tháng Chạp cũng là dịp bận rộn nhất. Người làng nghề phải thức trắng đêm, đến khi những mẻ bánh cuối cùng được vớt ra và chuyển cho khách hàng thì công việc mới kết thúc.

Nghề làm bánh chưng ở Tranh Khúc mang tính gia truyền, người địa phương khác khó mà học lỏm được, những nghệ nhân gói bánh chưng ở Tranh Khúc không cần dùng khuôn mà mỗi tiếng gói được 80 chiếc vuôn vức như một.

Mỗi năm, bà con làng Tranh Khúc cung cấp cho thị trường hơn 300.000 chiếc bánh với giá từ 50.000 đến 60.000 đồng/chiếc.

Những nghệ nhân gói bánh chưng lâu đời ở Tranh Khúc cho biết, để có những chiếc bánh chưng ngon như vậy không phải là điều dễ dàng, bánh phải làm từ những nguyên liệu được lựa chọn một cách tỉ mỉ. Lá dong nhập từ Tràng Cát (Hà Nội), nếu không đáp ứng được thì nhập thêm ở những nơi khác như Thanh Hóa, Nghệ An, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang. Lạt buộc bánh được lựa chọn từ vùng núi Lương Sơn - Hòa Bình, nếp gói bánh là nếp cái hoa vàng ở vùng Hải Hậu - Nam Định, trong khi đó thịt lợn thì lựa chọn tại địa phương là loại thịt ngon, tươi, chủ yếu là nạc mông, vai và ba chỉ. Ngoài ra nhân đỗ xanh phải là loại còn tươi, hạt được lựa chọn kĩ. Đỗ xanh phải to đều và thơm, được mua từ Hưng Yên, Hà Nam. Gạo được vo sạch ráo nước, đỗ được xay vỏ sau đó cho vào nồi đồ chín cho chín bở đỗ.

Những nghệ nhân gói bánh chưng ở Tranh Khúc không cần dùng khuôn mà mỗi tiếng gói được 80 chiếc vuôn vức như một.

Xác định nghề làm bánh chưng là một trong những nghề cho thu nhập khá, nên các hộ gia đình luôn ý thức nâng cao chất lượng sản phẩm. Bà Lý Thị Thiệp - Trưởng thôn Tranh Khúc cho biết: “Người dân đã cải tiến một số công đoạn làm bánh, chuyển từ luộc bằng củi sang nồi hơi, nồi điện nhằm giảm ô nhiễm môi trường. Để phục vụ cho những đơn hàng xuất vào siêu thị hoặc xuất đi nước ngoài, người dân đã sử dụng công nghệ hút chân không nhằm kéo dài thời gian bảo quản từ 10 đến 15 ngày.

Ngoài ra, xã còn xây dựng đề án phát triển làng nghề gắn với du lịch, hướng tới quảng bá thương hiệu sản phẩm; đồng thời, xã liên kết với các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố, tổ chức cho học sinh tham quan làng nghề, trải nghiệm gói bánh chưng tại đây. Qua đó, giúp các em hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn, ý nghĩa văn hóa của chiếc bánh chưng thờ cúng tổ tiên, món ăn đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền”.

Bánh chưng làng Tranh Khúc đã được UBND TP Hà Nội cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống làm bánh chưng nên sản phẩm rất đa dạng và phong phú. 

Hiện nay, bánh chưng làng Tranh Khúc đã được UBND TP Hà Nội cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống làm bánh chưng nên sản phẩm rất đa dạng và phong phú. Ngoài bánh chưng truyền thống người dân làng Tranh Khúc còn làm thêm bánh chưng gấc, bánh chưng chay, bánh chưng nhân trứng, thịt gà, lạp sườn…

Với ý nghĩa là một sản phẩm truyền thống gắn liền với nền văn minh lúa nước từ bao đời nay của dân tộc, bánh chưng ngày Tết sẽ không ngừng được lưu truyền, gìn giữ, để truyền tải thông điệp tri ân tổ tiên.

Hy vọng, với ý nghĩa là một sản phẩm truyền thống gắn liền với nền văn minh lúa nước từ bao đời nay của dân tộc, bánh chưng ngày Tết sẽ không ngừng được lưu truyền, gìn giữ, để truyền tải thông điệp tri ân tổ tiên; gói trọn ước vọng về một năm mới mưa thuận, gió hòa, đồng điền tươi tốt, cuộc sống no đủ... của dân tộc Việt Nam.

Bạn đang đọc bài viết Tết đến sớm ở làng nghề làm bánh chưng truyền thống Tranh Khúc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.