Thứ năm, 18/04/2024 16:45 (GMT+7)

Sau đại dịch, du lịch Việt Nam mất bao lâu mới có thể phục hồi?

MTĐT -  Thứ năm, 09/04/2020 11:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo các chuyên gia để hết dịch thì lạc quan nhất cũng phải hết tháng 6/2020 và ngành du lịch chỉ có thể phục hồi lại như trước khi có dịch là vào đầu năm 2021 thậm chí là kéo sang năm 2022.

Chịu ảnh hưởng nặng nề bởi "đại dịch"

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, năm 2019 du lịch Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế, đạt mức tăng trưởng 16,2% so với năm 2018, cao thứ hai trong khu vực chỉ sau Myanmar (23%).

Trong đó các thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đều duy trì mức tăng trưởng cao 2 chữ số.

Bước sang năm 2020, nối tiếp đà tăng trưởng ấn tượng, du lịch Việt Nam được kỳ vọng là sẽ tạo nên kỷ lục mới. Ngành du lịch đặt mục tiêu đón 20,5 triệu lượt khách, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ du lịch đạt hơn 830.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên cú sốc của đại dịch Covid-19 đã khiến cho mọi hoạt động du lịch “đóng băng”.

Theo các chuyên gia để hết dịch thì lạc quan nhất cũng phải hết tháng 6/2020 và ngành du lịch chỉ có thể phục hồi lại như trước khi có dịch là vào đầu năm 2021 thậm chí là kéo sang năm 2022.

Các nước trong đó có Việt Nam đều nỗ lực thắt chặt các biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, trong đó có việc tạm dừng nhập cảnh người nước ngoài và thực hiện các biện pháp cách ly xã hội.

Đại dịch Covid-19 đã phủ bóng đen lên tất cả các lĩnh vực, trong đó ngành du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nặng nề nhất. Đặc biệt, từ tháng 3, mọi hoạt động đều ngưng trệ, tất cả các chỉ tiêu của ngành Du lịch đều giảm sâu so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 đạt gần 450 nghìn lượt, giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 63,8% so với tháng trước. Trong 3 tháng đầu năm 2020, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 3,7 triệu lượt khách, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Khách du lịch nội địa đạt 13 triệu lượt khách, trong đó có 6,8 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch đạt 143.600 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2019.

Tại các địa phương, lượng khách du lịch cũng sụt giảm sâu. Đơn cử như Hà Nội, khách quốc tế giảm 80% trong tháng 3, TP. Hồ Chí Minh là hơn 84%, Thừa Thiên Huế giảm 80% lượng khách…

"Khó chồng khó" khi hàng không đẩy khó cho đối tác

Trao đổi với TTO, ông Nguyễn Ngọc Toản - giám đốc Công ty Images Travel cho biết, khó khăn của Công ty hiện nay chính lag xử lý công nợ với đối tác là nhà hàng, khách sạn và hãng hàng không với gần trăm tour bị hủy trong tháng 3, hơn ngàn lượt du khách.

"Chúng tôi đang có nguy cơ mất hàng trăm triệu đồng tiền cọc vé máy bay với một hãng hàng không trong nước. Đây là vé bay nội địa của những hành khách quốc tế vào VN, nhưng do chúng ta đóng cửa chống dịch nên những du khách này không thể vào du lịch như dự kiến. Vậy mà đến nay chúng tôi không thể hoàn, hủy, nhận lại tiền vé. Chỉ riêng chi phí hủy vé cũng bị trừ đến 350.000 đồng/vé, với số khách trong mùa cao điểm, số tiền này nhân lên là rất lớn" - ông Toản cho biết.

Kinh doanh du lịch nhiều năm, ông Nguyễn Ngọc Toản cho rằng quan hệ đối tác rất quan trọng, nên những hành xử trong lúc khó khăn sẽ quyết định hợp tác lâu dài sau này. Vì vậy, việc áp dụng các chế độ, điều kiện vé khắt khe cho tình huống bất khả kháng (cả nước đóng cửa, tạm ngưng du lịch...) là không chia sẻ với doanh nghiệp lữ hành, đẩy cái khó về cho đối tác.

Đại diện Công ty Asev Travel cũng cho biết rất thất vọng vì cách xử lý của hãng hàng không trên khi DN này chịu thiệt hại không nhỏ với phí hủy vé. Hãng hàng không trên cũng đưa ra phương án chấp nhận hoàn tiền cho số vé báo hủy sớm hơn nhưng bắt buộc chuyển số tiền vào tài khoản EMD (tài khoản giữa DN và hãng hàng không) với điều kiện chỉ dùng cho việc đặt vé máy bay với tên khách hàng cũ có giá trị trong một năm.

"Đó là sự đánh đố vì không DN lữ hành nào có thể đảm bảo du khách sẽ quay lại VN trong vòng một năm tới" - đại diện Công ty Asev Travel nói. Theo các DN, cùng rơi vào trường hợp tương tự nhưng một hãng hàng không đã hoàn lại toàn bộ tiền cọc vé cho các DN trong tháng 3, có hãng chủ động hoàn nhưng chỉ xin trả chậm vì cũng khó khăn.

Đến bao giờ mới có thể phục hồi?

Các chuyên gia dự kiến, nếu dịch bệnh được khống chế vào tháng 4 năm 2020, ngành du lịch sẽ mất khoảng 7 tháng để phục hồi.

Theo kịch bản này, khách quốc tế sẽ giảm thêm khoảng 1,5 triệu lượt nên cả năm 2020 sẽ đạt từ 10 – 11 triệu. Tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt khoảng 270 nghìn tỷ đồng, tương đương 11,7 tỷ đô-la Mỹ.

Khách nội địa dự kiến giảm tối thiểu 60% so với kế hoạch của năm 2020, chỉ đạt 36 triệu lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch nội địa đạt khoảng 140 nghìn tỷ đồng, tương đương 6 tỷ đô-la Mỹ.

Tổng thu từ khách du lịch năm 2020 đạt khoảng 410 nghìn tỷ đồng, thiệt hại 420 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để hết dịch thì lạc quan nhất cũng phải hết tháng 6/2020 và ngành du lịch chỉ có thể phục hồi lại các hoạt động như trước khi có dịch là vào đầu năm 2021 thậm chí là kéo sang năm 2022.

Cũng nhận định về khả năng phục hồi sau đại dịch, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, thông thường, sau mỗi cuộc khủng hoảng, ngành du lịch luôn có sự phục hồi mạnh mẽ và sự phục hồi này thường diễn ra trong khoảng 6 tháng.

Theo dữ liệu của STR, sau khi đại dịch SARS xảy ra vào năm 2003, công suất phòng khách sạn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã phục hồi hoàn toàn trong vòng 2 đến 3 tháng sau khi WHO đưa ra thông báo đại dịch đã được kiểm soát.

Do đại dịch Covid-19 có quy mô lớn hơn và có tác động đáng kể hơn đến nền kinh tế thế giới, khách du lịch nội địa dự kiến sẽ trở lại trong khoảng thời gian ngắn, còn khách quốc tế sẽ phục hồi chậm nhưng ổn định.

Đối với thị trường khách quốc tế, nhóm khách đầu tiên dự kiến sẽ quay trở lại là khách công vụ, đặc biệt là ở các thành phố lớn, tiếp theo là khách du lịch tự do và khách du lịch kết hợp tham dự hội nghị, sau cùng là khách du lịch theo nhóm.

Thị trường du lịch dự kiến có thể phục hồi hoàn toàn trong khoảng 6 tháng sau khi có những công bố chính thức về việc kiểm soát hoàn toàn đại dịch.

Ông Mauro Gasparotti cho rằng, ngành du lịch Việt Nam hiện đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh và điều này dự kiến sẽ còn tiếp tục kéo dài tới hết năm 2020. Tuy nhiên, khi nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực, các sự kiện trước đây đã chứng minh rằng du lịch là ngành công nghiệp có khả năng phục hồi nhanh hơn so với những ngành nghề khác.

Ở một góc nhìn khác, đầu tư vào các dự án thương mại và du lịch, đặc biệt là khách sạn và khu nghỉ dưỡng thường mang tầm nhìn dài hạn. Do vậy, có thể nói những khó khăn hay biến động thị trường trong ngắn hạn chính là những thử thách giúp sàng lọc, tìm kiếm nhà đầu tư thật sự có năng lực quản trị và tài chính vững vàng cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam, vốn được đánh giá có nhiều tiềm năng và thu hút được sự quan tâm cả trong và ngoài nước.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Sau đại dịch, du lịch Việt Nam mất bao lâu mới có thể phục hồi?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Bí thư Thành ủy thăm, tặng quà người có công
Chiều 17/4, Ông Lê Tiến Châu- Bí thư Thành ủy Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến tại quận Hải An. Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 07/5/2024).
Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.