Thứ sáu, 26/04/2024 20:09 (GMT+7)

Vai trò của giáo viên chủ nhiệm

Trần Ngọc Tuấn -  Thứ hai, 19/08/2019 13:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giáo viên chủ nhiệm không chỉ có vai trò quản lý, theo dõi, giáo dục học sinh về học tập và rèn luyện hạnh kiểm, mà họ còn phải là nhịp cầu nối giữa học sinh và cha mẹ các em…

Với sự trưởng thành của trẻ, sự tác động bên ngoài đến họ cũng thay đổi theo từng giai đoạn lứa tuổi nhất định. Chẳng hạn, lúc trẻ chưa đến trường, nhất nhất cái gì cũng mẹ cha của chúng. Khi trẻ đi học thì thầy cô của chúng là “số một”. Đến lứa tuổi phổ thông, sự ảnh hưởng này rộng hơn, có khi là bạn bè, người thân và các phần tử khác ngoài xã hội. Điều đáng bàn là, ở lứa tuổi “dở dở ương ương” này, sự tác động của gia đình, cha mẹ, người thân nhiều khi trở thành thứ yếu. Mà “thần tượng” với họ có sự thay đổi họ tự ảnh hưởng, hoặc qua bạn bè. Ngược lại, vì nhiều lý do, như bận bịu công việc nên cha mẹ ít gần gũi con, tâm lý lứa tuổi của con thay đổi, nên khoảng cách giữa con cái và cha mẹ ngày càng dần xa hơn. Cha mẹ ít có cơ hội gần con để có những tương tác - đối thoại từ con và để hiểu con hơn. Ba tác động của đến sự trưởng thành của con: gia đình, nhà trường và xã hội đã có thiên hướng lệch về nhân tố hai và ba. Nhưng thực tế thì học sinh luôn mong có nhân tố gia đình.  

Trong tiết học ngoài giờ lên lớp về chủ đề gia đình, chúng tôi đã đặt vấn đề này với các em: Những tâm tư và mong mỏi gì từ gia đình, từ cha mẹ của các em? Chúng tôi đã thu nhận nhiều kết quả đáng suy ngẫm. Có rất nhiều lời phát biểu xúc động, những lời bộc bạch trong tiếng nấc của cảm xúc, những mong mỏi thiết tha xuất phát tự đáy lòng của các em. Rằng, các em mong muốn cha mẹ hãy hiểu họ hơn, tránh những áp đặt, trói buộc và quá nhiều kỳ vọng để trở thành áp lực nặng nề cho họ; Rằng, mong muốn cha mẹ quan tâm nhiều hơn, giảm bớt đi công việc để có những bữa cơm thân mật; Rằng, mong muốn cha mẹ, anh chị hòa thuận đầm ấm hơn… Sau nhiều năm dạy học, tôi thầm hiểu rất rõ rằng, đằng sau những khuôn mặt lo âu vì gánh nặng sách vở, còn có những trĩu nặng ưu tư ẩn sâu trong tâm hồn vì đời sống gia đình không mấy “sáng sủa” của các em.   

Nhưng thầy cô, nhà trường, bạn bè và chính cha mẹ chúng có mấy ai hiểu? Có  mấy dịp để các em có điều kiện để nói ra? Trong khi đó, phòng tư vấn học đường ở nhà trường chưa phải là nơi để chúng chịu trải lòng. Vì thế, thầy cô chủ nhiệm là nơi để các em trút vơi tâm sự, giáo viên chủ nhiệm phải nhọc công làm nhịp cầu nối giữa các em và cha mẹ của chúng. Hãy cho các em giải tỏa tâm lí bằng những bài học, bài viết và phát biểu những trong các buổi sinh hoạt về chủ đề gia đình. Chịu khó tìm hiểu gia đình họ để hiểu thêm và chia sẻ buồn vui với họ. Giải pháp hiệu quả nhất là trước những buổi họp phụ huynh, hãy cho các em chuẩn bị những “thông điệp” để gởi đến gia đình. Và thông điệp ấy sẽ đến tận tay phụ huynh trong các buổi họp.

Bạn đang đọc bài viết Vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới