Thứ bảy, 20/04/2024 13:48 (GMT+7)

Tin tức giáo dục mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 16/9/2018

MTĐT -  Chủ nhật, 16/09/2018 10:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức giáo dục mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 16/9/2018, cập nhật tin tức giáo dục nóng nhất hôm nay do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Hứa hẹn nhiều từ chương trình phổ thông mới

Ngày 15/9, tại Hà Nội, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, đã có buổi thuyết trình về những vấn đề liên quan đến chương trình giáo dục này.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, so với chương trình hiện hành, các môn học trong chương trình mới chú trọng việc hình thành và phát triển năng lực cho người học, đặc biệt là năng lực áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học được vào giải quyết vấn đề của thực tiễn.

Phương pháp giáo dục sẽ không còn lối dạy truyền thụ kiến thức một chiều, thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép như truyền thống. Theo chương trình mới, giáo viên chỉ là người khơi gợi, hướng dẫn để học sinh tự khám phá ra ý nghĩa bài học. Giáo viên phải tổ chức, động viên học sinh hoạt động, trao đổi nhóm, trình bày ý nghĩ của mình. Nội dung dạy học được tích hợp ở các bậc học thấp và phân hóa dần ở các bậc học cao hơn.

Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết chương trình giáo dục chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh. Chương trình sẽ được áp dụng tuần tự trong từng cấp học, từ năm học 2019-2020 đối với lớp 1, các năm học sau lần lượt với các lớp còn lại.

GS Nguyễn Minh Thuyết thừa nhận những nhược điểm của đội ngũ giáo viên hiện nay như thụ động, chậm đổi mới nhưng ông cho rằng nguyên nhân không đến từ giáo viên mà do cách quản lý. "Hiện nay, cách quản lý của chúng ta đang khiến giáo viên co mình lại, thụ động với công việc, trong khi bản thân giáo viên họ không hề muốn như vậy. Chương trình phổ thông mới này sẽ giao quyền tự chủ rất cao cho giáo viên" - GS Thuyết nhấn mạnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những bước chuẩn bị rất cơ bản, trong đó giao cho 8 trường sư phạm trọng điểm trên cả nước triển khai đào tạo giáo viên theo chương trình mới, đổi mới cách đào tạo; tổ chức tập huấn trực tiếp, tập huấn trực tuyến cho đội ngũ giáo viên. Chưa có sự thay đổi nào về phương thức thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học cho đến năm 2020.

Nhiều sách giáo khoa sẽ nhiều phức tạp, nhưng không thể không làm

Ngày 15/9, tại Hà Nội, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đã có buổi thuyết trình về những vấn đề liên quan đến chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông mới. Nhiều vấn đề đã được GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ thẳng thắn trên báo Sài Gòn Giải Phóng. 

GS Thuyết cho rằng, theo lộ trình thực hiện chương trình, SGK GDPT mới mà Bộ GD-ĐT đã công bố thì năm học 2019 - 2020 triển khai SGK mới ở lớp 1; năm học 2020 - 2021: lớp 2 và 6; năm học 2021 - 2022: lớp 3, 7 và 10; năm học 2022 - 2023: lớp 4, 8 và 11; năm học 2023 - 2024: lớp 5, 9 và 12. Bộ GD-ĐT cũng đã thông tin, từ năm 2024, việc đổi mới thi THPT quốc gia mới tiến hành để tương thích với việc triển khai chương trình, SGK GDPT mới.

Hiện việc xin ý kiến chuyên gia, nhân dân về chương trình môn học đã hoàn thành. 25 Hội đồng thẩm định các môn học đã thông qua, Ban soạn thảo đã biên tập kỹ thuật, chuyển Bộ GD-ĐT để xem xét ban hành. Hy vọng tháng 9, 10 sẽ ban hành chương trình môn học. Về SGK, qua nghe ngóng tình hình tôi được biết khi bộ GD-ĐT công bố dự thảo chương trình môn học để lấy ý kiến nhân dân (từ ngày 19-1), thì các Nhà xuất bản (NXB) rất nhạy bén, đã viết rồi, khi có chương trình môn học chính thức thì họ sẽ đối chiếu và chỉnh sửa, in sách. Vì thế chắc kịp vì lớp 1 chỉ có 6 môn. Làm những việc lớn này thì phải gối lên nhau mới kịp tiến độ.

Còn có chắc triển khai kịp ngay năm học 2019 - 2020 không thì tôi không chắc, vì theo Nghị quyết 88 thì cuối năm nay Bộ GD-ĐT sẽ phải báo cáo Quốc hội về tình hình chuẩn bị, nghe ý kiến của các đại biểu, trên cơ sở đó Bộ trưởng xin ý kiến của Chính phủ thì lúc đó mới triển khai được. Vừa qua, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vẫn còn phân tán như thế thì để triển khai ngay từ năm học 2019 - 2020 phải có quá trình thuyết phục. Tôi hoàn toàn yên tâm về chương trình, còn về SGK thì thú thật chưa biết thế nào.

Theo GS Thuyết, Khi ý kiến của UBTVQH vẫn còn phân tán như thế thì tôi rất ngạc nhiên, vì Nghị quyết Quốc hội đã ban hành rồi mà còn ý kiến phân vân như vậy. Dĩ nhiên, ý kiến phân vân từ thực tiễn không bao giờ là không có. Về mặt thẩm quyền của Quốc hội thì Quốc hội có thể sửa Nghị quyết 88 nếu cần thiết, nhưng quy trình để ban hành nghị quyết mới sẽ rất lâu, và nếu định như vậy thì cũng phải bàn bạc trong UBTVQH.

Tôi cho rằng, bất cứ ai, từ người có thẩm quyền cao nhất đến người dân bình thường đều phải tuân thủ pháp luật. Nghị quyết 88 của Quốc hội đã ban hành rồi, nếu sửa phải có quy trình, phải theo pháp luật, và đặc biệt phải tuân theo xu thế của thế giới. Thế giới là 1 chương trình nhiều bộ SGK, chúng ta không thể khăng khăng 1 chương trình, 1 bộ SGK được. Nghị quyết 88 của Quốc hội là nhằm tạo điều kiện để huy động trí lực trong xã hội viết SGK để phát triển giáo dục, các nhóm tác giả sẽ cạnh tranh nhau để làm ra những bộ SGK có chất lượng. Trên thế giới, thậm chí giáo viên có quyền viết SGK, miễn là phải tuân thủ theo chương trình. Nhiều SGK sẽ có nhiều phức tạp, nhưng không thể vì sợ phức tạp mà chúng ta không làm.

Khai mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2018

Sáng 15/9, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2018. Dự Lễ khai mạc có Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, Thứ trưởng Lê Quân, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý và 373 nhà giáo dự thi ở 90 nghề, đến từ 244 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trong đó có 168 trường cao đẳng, 64 trường trung cấp, 08 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 04 trường đại học) thuộc 56 địa phương trên khắp cả nước....

Báo cáo về công tác chuẩn bị cho Hội giảng, ông Trương Anh Dũng - Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục GDNN, Trưởng Ban tổ chức Hội giảng cho biết, theo định kỳ 03 năm một lần, Hội giảng toàn quốc lại được tổ chức, là một trong những hoạt động mang tính chuyên môn cao của đội ngũ nhà giáo trong toàn hệ thống, là nơi để khuyến khích giáo viên tích cực phát huy sáng kiến kỹ thuật, đổi mới phương pháp, thiết bị, đồ dùng giảng dạy, rèn luyện kỹ năng sư phạm, là nơi để các nhà giáo đang giảng dạy ở mọi miền đất nước, ở nhiều ngành nghề, nhiều loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể tụ hội, giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm góp phần duy trì phong trào dạy tốt, học tốt trong toàn ngành nói chung và ở các cơ sở đào tạo nói riêng. Được tham gia Hội giảng toàn quốc là niềm mơ ước của hàng nghìn nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên khắp cả nước. Hội giảng lần này do TP Hà Nội đăng cai tổ chức là kỳ Hội giảng lần thứ 12 kể từ năm 1986 đến nay, và là kỳ Hội giảng đầu tiên kể từ khi thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp, với quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

Để tiến tới Hội giảng toàn quốc năm 2018, Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ đạo các địa phương đã tổ chức Hội giảng các cấp. Qua theo dõi và báo cáo của các địa phương, hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả n­ước đã chỉ đạo và tổ chức tốt Hội giảng cấp địa phương, cơ sở, đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, không chỉ là hoạt động đi sâu vào chuyên môn, mà còn tạo ra phong trào thi đua rộng khắp về đổi mới phương pháp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Số nhà giáo tham gia hội giảng toàn quốc đều đạt giải cao tại Hội giảng cấp tỉnh/thành phố trong cả nước, là những tấm gương điển hình của phong trào thi đua dạy tốt, đi đầu trong việc đổi mới tư duy sư phạm và phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu của đào tạo theo năng lực thực hiện. Độ tuổi bình quân của nhà giáo tham gia Hội giảng là 34 tuổi, người trẻ nhất là 25 tuổi, người lớn tuổi nhất là 48 tuổi, số nhà giáo nữ tăng hơn 20% so với kỳ Hội giảng trước.

Thông điệp của Hội giảng toàn quốc năm nay là Đổi mới phương pháp sư phạm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; thực tâm, thực tài, thực nghề; gương mẫu, sáng tạo, đổi mới; theo một tư duy mới, cách tiếp cận mới “dạy những gì doanh nghiệp, thị trường lao động và xã hội cần”. Các nhà giáo trình giảng đều phải giảng dạy được cả ba loại giáo án: lý thuyết, thực hành và tích hợp, ngoài các tiêu chí đánh giá phần trình giảng, mỗi nhà giáo còn được đánh giá về tiêu chí sử dụng hiệu quả thiết bị GDNN tự làm và ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng, phản ánh toàn diện năng lực dạy học của nhà giáo.

Hà Tĩnh: "Gỡ rối" công tác bán trú bậc mầm non, tiểu học

Tin tức trên Infonet, Thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) cho biết đơn vị này đã ban hành công văn hướng dẫn cụ thể các khoản thu được phép nhằm giải nỗi lo về công tác bán trú bậc mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh.

Các phụ huynh có học sinh học mầm non, tiểu học trên địa bàn Hà Tĩnh đã yên tâm hơn khi các nhà trường đã tổ chức bán trú theo công văn 1336 của Sở GD&ĐT.

Bạn đang đọc bài viết Tin tức giáo dục mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 16/9/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

T.Anh (TH)

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ