Thứ bảy, 20/04/2024 21:12 (GMT+7)

Quảng Bình: Nhiều giáo viên phải vượt lũ bằng đò để đến trường

Quốc Huy - Nguyễn Thưởng -  Chủ nhật, 24/09/2017 07:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hơn một tuần trôi qua nhưng nước vẫn chưa chịu rút, các thầy cô ở lại đây phải sống trong cảnh không có điện, nhiều người phải vượt lũ bằng đò để tới trường.

Đã gần một tuần sau khi bão số 10 đi qua, thế nhưng việc đến trường dạy học của nhiều thầy cô đang công tác tại các điểm trường thuộc 3 bản của người Rục (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa - Quảng Bình) vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn bởi con đường duy nhất dẫn vào bản hiện đang bị cô lập trong dòng nước lũ.
Được biết, cộng đồng người Rục được bộ đội biên phòng phát hiện sống trong hang đá vào những năm 50 của thế kỉ trước.
Sau đó họ được nhà nước vận động xuống núi định cư tại thung lũng Rục Làn gồm 3 bản Ón, Yên Hợp và Mò O Ồ Ồ thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa.

Một tuần sau khi bão đổ bộ nhưng đường vào bản Rục vẫn bị cô lập


Trước kia, việc đến các bản người Rục rất khón khăn, phải leo qua nhiều đồi cao, dốc đứng. Năm 2004, dân bản được nhà nước quan tâm đầu tư một con đường bê tông dẫn thẳng vào bản nên việc đi lại dễ dàng hơn.
Thế nhưng mỗi mùa bão lũ, cả thung lũng Rục Làn vẫn bị cô lập do dòng nước lũ từ nhiều nơi kéo kéo về, ứ động lại không thoát kịp khiến cho việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện tại trên địa bàn người Rục có 6 điểm trường từ mần non,tiểu học đến THCS nằm tại 3 bản Ón, Yên Hợp và Mò Ồ Ồ, với khoảng 50 cán bộ nhân viên. Hầu hết các thầy cô giáo là người nơi khác đến công tác.
Mấy ngày nay do nước lũ vẫn chưa thể rút hết, để đến được các điểm trường dạy học, nhiều giáo viên đang công tác tại đây không thể chạy xe máy đi làm. Do chỉ có duy nhất một con đường chạy vào bản nên các thầy cô buộc lòng phải gửi lại xe, bơi một quãng đò và đi bộ 4 – 5 cây số để đến trường.
Một bến đò bất đắc dĩ được mở ra ngay tại điểm ngập lụt (cách đường Hồ Chí Minh khoảng 2km) trên con đường độc đạo dẫn vào bản Rục. Thầy Nguyễn Thành Chung (công tác tại trường Mầm non số 2 Thượng Hóa) có mặt tại bến đò này từ rất sớm. Thầy cho biết mấy hôm nay đã phải dạy từ tờ mờ sáng để đi cho kịp giờ làm.

Các thầy cô giáo hàng ngày đến trường bằng đò và phải đi bộ 4 – 5 km mới đến được trường

“Ngày thường thời gian mình đi làm thư thả hơn, nhưng mấy hôm nay do nước ngập chưa rút, phải bơi đò và cuốc bộ mấy cây số mới đến được điểm trường nên giờ giấc cũng phải hối hả hơn”, thầy Chung chia sẻ.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại mực nước ứ đọng tại đây vẫn đang rất sâu, khoảng 3 – 4 mét, để qua được bên kia bờ phải bơi đò với quãng đường hơn 1 cây số mới đến nơi.
Trung bình mỗi chuyến đò qua lại liên tục phải mất 20 phút, do đó việc cơ động qua lại của các thầy cô giáo cùng người dân gập rất nhiều khó khăn.

Một tuần sau khi bão đổ bộ nhưng đường vào bản Rục vẫn bị cô lập

Trao đổi với PV cô Cao Thị Thu Hường – Phó hiệu trưởng trường Mầm non số 2 Thượng Hóa cho hay trường mầm non ở đây có 12 thầy cô giáo quản lý 81 trẻ tại 3 bản.
Sau khi bão đi qua, các cô đã khẩn trương có mặt tại các điểm trường để dọ dẹp, đưa hoạt động của trường trở lại bình thường. Cô Hường đã công tác ở đây được 5 năm, cô nói năm nào cũng có ngập, không chỉ ngập một lần mà một năm ngập đến 4 – 5 lần, hễ cứ mưa to là ngập.
Cô cho biết, ngày thường các giáo viên ở đây sáng đi, chiều về, nhưng mấy ngày nay do đường xá đi lại khó khăn nên các cô phải ở hẳn lại trường từ đầu tuần, chờ khi nước rút thì về. Nhà cô cách trường không quá xa nhưng cũng đành phải ở lại.

Một tuần trôi qua nhưng hiện tại nước vẫn ngập sâu 3 – 4 mét, phải đi đò khoảng 1km mới qua được bờ bên kia

 Còn cô Đinh Thị Hoa Lựu và Đinh Thị Chinh đang công tác tại điểm trường Tiểu Học và THCS Thượng Hóa, tuy nhà ở xa cộng với việc đi lại khó khăn nhưng do đang còn con nhỏ nên hai cô cũng chịu khó sáng đi chiều về, mỗi lần đi về phải qua đò rất bất tiện.
Tiếp xúc cùng PV, thầy Cao Tiến Thông – Hiệu Phó trường Tiểu Học và THCS Thượng Hóa cho biết, toàn trường có 36 thầy cô giáo, do nước ngập gây nhiều khó khăn nên hầu hết các thầy cô đều lưu lại trường hết.
Đã sáu ngày trôi qua nhưng nước vẫn chưa chịu rút, các thầy cô ở lại đây phải sống trong cảnh không có điện, không có sóng điện thoại rất khó khăn.
Được biết, bến đò này do anh Trần Xuân liệu làm chủ, trực tiếp lái đò đưa đưa đón cán bộ giáo viên và người dân ở đây. Anh nói cách đây mấy năm, thấy cảnh nước ngập ùn ứ, khó khăn cho việc qua lại nên cha anh đã bán 3 con bò thuê người làm đò để chở người qua lại.
Mỗi chuyến đò anh lấy mỗi người 20.000 đồng cả chiều đi và về, nếu kèm theo xe máy thì giá sẽ gấp đôi. Anh cho biết mình vừa làm vừa giúp, đối với những người đâu ốm trong bản cần đi viện, anh sẽ vận chuyển miễn phí.
Theo dự đoán phải đến tuần sau nước mới có thể rút hết hoàn toàn, vì vậy các giáo viên đang làm việc tại đây vẫn đang mong ngóng từng ngày, từng giờ chờ khi nước rút để cho cuộc sống sinh hoạt cũng như giảng dạy của họ trở lại bình thường.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Bình: Nhiều giáo viên phải vượt lũ bằng đò để đến trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất