Thứ sáu, 19/04/2024 16:43 (GMT+7)

Đặt trọng tâm đào tạo vào thực hành và cam kết việc làm sau học nghề

MTĐT -  Thứ tư, 05/04/2017 08:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

(phapluatmoitruong.vn) - Đây là những thay đổi căn bản nhằm đẩy mạnh đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời cũng là cách truyền thông mạnh mẽ nâng cao nhận thức về Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), qua đó thu hút học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia học nghề.

Trên 70% sinh viên ra trường có việc làm

Theo Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) kết quả tuyển sinh học nghề năm 2016 đạt được 2.367.654 người, trong đó: Trình độ cao đẳng và cao đẳng nghề là241.411 sinh viên (cao đẳng đạt 149.852 sinh viên và cao đẳng nghề là 91.559 sinh viên, chiếm 10,2% so với tổng số tuyển sinh năm 2016). Trình độ trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp là 290.231 học sinh (trung cấp nghề là 147.096 học sinh; trung cấp chuyên nghiệp là 143.135 học sinh) chiếm 12,3%. Trong đó, học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp là 116.222 học sinh, chiếm 40% so với tổng số học sinh vào học trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

Kết quả tốt nghiệp năm 2016 bao gồm cả cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng đạt 1.974.193 người, trong đó, trình độ cao đẳng và cao đẳng nghề là 172.051 sinh viên chiếm 8,7% so với tổng số người tốt nghiệp các cấp. Tỷ lệ sinh viên cao đẳng nghề ra trường có việc làm đạt 69 %, trung cấp nghề đạt 72%.

Về tiền lương, thu nhập của học viên qua đào tạo nghề: Mức lương khởi điểm bình quân của sinh viên cao đẳng nghề sau tốt nghiệp đạt 4,2 triệu đồng/tháng, trung cấp nghề sau tốt nghiệp đạt 3,6 triệu đồng/tháng. Một số nghề có mức lương khá cao, như nghề: Điều khiển phương tiện thủy nội địa (7 triệu); Vận hành cần, cẩu trục (4 - 7 triệu)...

Năm 2017, kế hoạch tuyển sinh GDNN là 2,2 triệu người, trong đó: Tuyển sinh trình độ cao đẳng và trung cấp là 540.000 người; trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 1,66 triệu người (hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg là 600.000 người; trong đó hỗ trợ dạy nghề cho người khuyết tật khoảng 20.000 người).

Thời lượng thực hành tối thiểu là 50%

Năm nay, một số thay đổi khiến nhiều trường quan tâm, trong đó có việc đăng ký hoạt động GDNN bao gồm cả chuyển đổi và đăng ký bổ sung; chuyển đổi chương trình đào tạo theo quy định mới của Bộ LĐ-TB&XH, cụ thể quy định tối thiểu 60 tín chỉ và thời lượng thực hành tối thiểu là 50%. Sự thay đổi này được xem là hợp lý, nhưng sẽ có nhiều trường gặp khó khăn trong việc cân đối lại chương trình đào tạo và đầu tư thêm thiết bị thực hành.

Một vấn đề khác không kém phần quan trọng là việc làm cho HSSV sau học nghề, đây là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến công tác tuyển sinh. HSSV học nghề, ra trường có việc làm ngay, chính là cách truyền thông hiệu quả nhất để từ đó thu hút và nâng cao chất lượng tuyển sinh.

Để làm được việc này, các chuyên gia cho rằng, các trường phải tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đi đôi với đầu tư trang thiết bị, máy móc thực hành đào tạo. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo đều rất cần có dự báo chính xác về nhu cầu nhân lực các ngành nghề để đào tạo phù hợp với thị trường lao động, tránh dư thừa nhân lực.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, TS Nguyễn Hồng Minh cho biết, thúc đẩy công tác tuyển sinh học nghề, phải tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông cho công tác tuyển sinh; chủ động tuyên truyền, hình thành mạng lưới công tác tuyển sinh để làm thay đổi nhận thức về GDNN đến từng cá nhân, tổ chức. Các sở LĐ-TB&XH cần kết nối với các trường trên địa bàn cùng thực hiện công tác tuyên truyền tuyển sinh. Tập trung tuyên truyền chính sách miễn giảm học phí cho người học nghề. Làm tốt công tác phân luồng học sinh sau THCS vào học nghề. Các trường cần phải tập trung các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng gắn đào tạo với doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho sinh viên sau đào tạo. Hiệu trưởng phải cam kết việc làm sau tốt nghiệp cho người học.

Theo TS Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục Dạy nghề sẽ kiến nghị các bộ, ngành liên quan kịp thời thông tin về nhu cầu nhân lực, bảo đảm dự báo kịp thời nhu cầu đào tạo theo từng trình độ, ngành nghề, giúp các trường xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp và đảm bảo tốt cơ hội giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp.

Theo Giáo dục & Thời đại

Bạn đang đọc bài viết Đặt trọng tâm đào tạo vào thực hành và cam kết việc làm sau học nghề. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước