Thứ tư, 17/04/2024 03:24 (GMT+7)

Gia Lai: Người làm báo tham gia MXH phải chuẩn mực và có trách nhiệm

DIỆP HOÀNG -  Thứ bảy, 29/12/2018 08:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiều ngày 28/12/2018, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị triển khai quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.

Tham dự có bà Lê Thị Thu Hương - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai; ông Nguyễn Quang Cường - Đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Trần Văn Nghĩa – Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh, cùng các đại diện thuộc sở ngành, hội viên Hội Nhà báo, phóng viên cơ quan báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 1/1/2019, Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực và mới đây ngày 24/12/2018, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã ký Quyết định số 1131/QĐ-HNBVN ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Quy tắc đặt ra cho cơ quan báo chí nói riêng và cơ quan nhà nước nói chung, ngoài việc xây dựng hệ thống thông tin thống kê hiện đại, đáp ứng nhu cầu dùng tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng cần phải bảo vệ hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định, an toàn và tin cậy.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Văn Nghĩa - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai, nhấn mạnh: Luật an ninh mạng là cơ chế tối ưu nhất nhằm đảm bảo công tác quản lý thông tin, truyền thông ở trong nước đáp ứng đòi hỏi của tiến trình hội nhập, phù hợp với xu thế và bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam.

Ông Trần Văn Nghĩa – Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai phát biểu tại Hội nghị.

Trong thời đại hiện nay, mạng xã hội đã thực sự trở thành một yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút sự tương tác, cũng như trở thành nguồn tin cho báo chí. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện các thông tin, hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội thiếu tính chính thống, chính xác, trách nhiệm, khó kiểm chứng. Nhiều thông tin mang tính cá nhân, bịa đặt, xuyên tạc, không ít thông tin lừa đảo, vi phạm pháp luật. Do đó, cần có những định hướng để phát huy điểm tích cực của nhà báo khi tham gia mạng xã hội; đồng thời hạn chế những tiêu cực, tác động xấu tới đời sống báo chí và xã hội.

Tại Hội nghị, nhiều nhà báo, đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước đã đóng góp các ý kiến tâm huyết hoan nghênh chủ trương ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam khi tham gia mạng xã hội của Hội Nhà báo là cần thiết và phù hợp.

Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam gồm 3 Chương với 7 Điều, trong đó có nêu 8 việc người làm báo không được làm khi tham gia mạng xã hội:

  1. Vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của công dân và các quy định  khác của pháp luật.
  2. Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì múc đích tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác.
  3. Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội dung, quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết và đăng tải, trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi công tác.
  4. Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... có yếu tố phức tạp, nhạy cảm đang cần tạo cách nhìn, thái độ tíc cực mang tính xây dựng của cộng đồng và sự đồng thuận xã hội..
  5. Sao chép, chia sẻ, phát tán tin, bài, tác phẩm, âm thanh, hình ảnh có được bằng những cách thức không hợp pháp, vi phạm bản quyền.
  6. Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ; gây tổn hại về thể chất, danh dự, nhân phẩm công dân; tuyên truyền, kích động bạo lực, cổ súy lối sống đồi trụy, hủ tục mê tín dị đoan, các hành vi tiêu cực, phân biệt đối xử về giới, vùng miền, dân tộc, chủng tộc.
  7. Miêu tả thô thiển, phản cảm những hành động dâm ô, tội ác, thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa dân tộc và đạo đức xã hội.
  8. Sử dụng logo, hình ảnh, thông tin dữ liệu của tổ chức Hội nhà báo Việt Nam; sử dụng danh nghĩa của Hội nhà báo Việt Nam khi tham gia các diễn đàn, trang mạng xã hội khi chưa được phép.
Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Người làm báo tham gia MXH phải chuẩn mực và có trách nhiệm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.