Thứ bảy, 20/04/2024 05:38 (GMT+7)

Vĩnh Phúc: Kỷ niệm 120 năm Đô thị Vĩnh Yên, đón Huân chương Lao động

Đào Tấn -  Chủ nhật, 29/12/2019 19:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng 29/12, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Vĩnh Yên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Đô thị Vĩnh Yên (29/12-/899 - 29/12/2019), đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Sáng 29/12, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Vĩnh Yên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Đô thị Vĩnh Yên (29/12-/899 - 29/12/2019), đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và Quyết định công nhận thành phố Vĩnh Yên, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Tới dự có các đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIV của tỉnh; Nguyễn Văn Trì - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Đại diện các Bộ, Ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các Sở, ngành, huyện, thành phố trong tỉnh Vĩnh Phúc và đông đảo nhân dân tới dự.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng cán bộ và nhân dân thành phố Vĩnh Yên.

Tại buổi lễ, đồng chí Phạm Hoàng Anh, Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, Bí thư Thành uỷ Vĩnh Yên ôn lại quá trình hình thành Đô thị Vĩnh Yên với truyền thống cách mạng vẻ vang. Cách đây 120 năm, ngày 29/12/1899, Vĩnh Yên được thành lập, mở ra thời kỳ phát triển của đô thị trung tâm tỉnh lỵ Vĩnh Phúc. Tháng 3/1968, Vĩnh Phúc sáp nhập với Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, và Vĩnh Yên trở thành thị xã của tỉnh lớn. Ngày 1/1/1997, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, tỉnh Vĩnh Phú được chia tách thành tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, nên Vĩnh Yên trở lại với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.

Thành phố Vĩnh Yên được thiên nhiên ưu đãi là vùng đất sơn kỳ thủy tú, hữu tình thơ mộng, hòa khí yên bình, từ xưa tới nay cư dân sinh sống an lạc, hạnh phúc. Là vùng đất địa linh nhân kiệt, cư dân có lòng yêu nước nồng nàn, giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Truyền thuyết còn ghi lại, ngay từ thời Hùng Vương, người dân Vĩnh Yên đã tích cực tham gia bảo vệ bờ cõi. Đầu thế kỷ thứ Nhất, ở làng Vị Thanh, có vị nữ tướng theo Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán; Thế kỷ 13, có 7 anh hùng họ Lỗ có công giúp nhà Trần trong công cuộc kháng chiến, đánh thắng giặc Nguyên Mông.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng chính phủ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh (thứ 3 từ phải) trao quyết định công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Vĩnh Yên cũng là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị đặc sắc, thể hiện ở kiến trúc của hơn 100 đình chùa, miếu mạo, tiêu biểu như: Chùa Hà Tiên; chùa Phú; Đình Đông Đạo; quán Tiên… và các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Việt…

Vĩnh Yên là địa phương có phong trào cách mạng sớm nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Ngay từ năm 1928, đã có các thanh niên học sinh người Vĩnh Yên học ở Hà Nội, tham gia hội Việt Nam cách mạng thanh niên, về tuyên truyền giác ngộ cách mạng trong thanh niên học sinh Vĩnh Yên. Tháng 4/1930, Thành ủy Hà Nội cử 2 đồng chí Đảng viên cộng sản về xây dựng cơ sở hoạt động, chỉ đạo phong trào cách mạng ở Vĩnh Yên. Từ 1936-1939 nhiều tổ chức cách mạng của quần chúng được thành lập và hoạt động sôi nổi…

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Vĩnh Yên là hậu phương vững chắc cung cấp sức người sức cửa cho tiền tuyến lớn, cũng là chiến trường quyết liệt ghi dấu nhiều chiến công. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ và quân dân Vĩnh Yên đã anh dũng chiến đấu, đánh thắng nhiều cuộc tập kích của máy bay địch. Vĩnh Yên đóng góp hàng vạn thanh niên lên đường bảo vệ tổ quốc… Vào năm 2001, ba đơn vị, xã Định Trung; xã Thanh Trù; phường Khai Quang, của Vĩnh Yên vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Vĩnh Yên cũng là địa phương vinh dự được 3 lần đón Bác Hồ về thăm.

Chương trình văn nghệ chào mừng.

Từ sau khi tiến hành công cuộc đổi mới, nhất là từ khi trở lại với vai trò là trung tâm kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, vượt qua vô vàn khó khăn thách thức buổi đầu – kinh tế nghèo nàn lạc hậu. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển KTXH, từng bước xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh phát triển về công nghiệp dịch vụ, trong đó có sự quan tâm đặc biệt đối với thị xã trung tâm tỉnh lỵ. Tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều quyết sách quan trọng đối với sự phát triển của Vĩnh Yên, đặc biệt là quy hoạch xây dựng hạ tầng đô thị văn minh hiện đại.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Những năm 1996-1997 cơ cấu kinh tế của Vĩnh Yên chủ yếu là nông nghiệp, thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp chiếm 27,1%. Đến năm 2019 ngành công nghiệp - dịch vụ đạt 99,5%, ngành nông nghiệp chỉ còn 0,5%. Sản xuất kinh doanh phát triển mạnh, thu ngân sách năm 1996 chỉ đạt trên 4 tỷ đồng, đến năm 2006 đạt 117 tỷ đồng, nhưng đến năm 2019 đã tăng lên 1.500 tỷ đồng.

Đến nay, TP Vĩnh Yên, với diện tích 50,8 km2, dân số hơn 15 vạn người với 9 đơn vị hành chính, gồm 7 phường và 2 xã. Diện mạo của Vĩnh Yên không ngừng thay đổi từng ngày khang trang hơn, hiện đại hơn xứng tầm là trung tâm kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh. Căn cứ và nhiệm vụ từng thời kỳ, Đảng bộ Thành phố luôn vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và của Tỉnh ủy, lãnh đạo, chỉ đạo tập trung phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh các nguồn lực, động viên các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân cùng tham gia xây dựng Vĩnh Yên giàu đẹp, văn minh. Thành phố đã cơ bản đáp ứng được các tiêu chí của đô thị loại I; hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào tháng 4-2019…

Bí thư Thành ủy Vĩnh Yên nhấn mạnh, trong thời gian tới tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ: Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, từ thành phố tới cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vừng; lấy con người làm trung tâm, là động lực để phát triển kinh tế, xã hội. Phát triển văn hóa – xã hội xứng tầm đô thị trung tâm của tỉnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa giáo dục – đào tạo thành một trong những đơn vị dẫn đầu của tỉnh. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị vào công cuộc củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Gắn xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc, bảo đảm ổn định cho phát triển.

Bạn đang đọc bài viết Vĩnh Phúc: Kỷ niệm 120 năm Đô thị Vĩnh Yên, đón Huân chương Lao động. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...