Thứ tư, 24/04/2024 22:43 (GMT+7)

Tiềm ẩn nhiều hiểm họa từ hệ thống ống nước ở tập thể cũ

Yến Oanh - Huệ Trang -  Thứ tư, 06/06/2018 07:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Gần 30 năm nay khu tập thể Bưu điện trên phố Nguyễn Công Hoan (Ba Đình, Hà Nội) đã phải sử dụng đường ống nhựa chạy nổi giăng dày đặc như "mạng nhện" từ bể chứa nước về nhà để có nước dùng.

Hơn 40 đường ống dẫn nước chạy nổi bên ngoài khoảng sân của khu tập thể Bưu điện trên phố Nguyễn Công Hoan (quận Ba Đình, Tp Hà Nội). Tất cả được đấu nối với chiếc bể lớn, nguồn cấp nước sinh hoạt chính cho nhiều hộ dân. 

"Hệ thống ống nước này đã có từ những năm 1990. Vì đây là tập thể nên không thể thống nhất được nếu mỗi người một ý kiến, người dân vẫn thích tiện lợi hơn. Hơn nữa ở đây toàn là dân tứ xứ, thu nhập còn thấp. Nếu giờ đầu tư thay thế thì tốn rất nhiều tiền, mà dân phải đóng góp nên rất khó. Trừ khi có sự hỗ trợ thì dân mới đồng ý, làm cho nó đẹp khu tập thể. Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng chỉ khi bơm người ta mới cắm, khi bơm nước nếu trục trặc thì họ xử lý được ngay". Chị Thanh sống tại tầng 3 khu tập thể cho biết.

Hệ thống dây điện chằng chịt giăng khắp các hướng, đi cùng với đó là gần trăm ống nước. 

Được biết, bể chứa ở giữa sân, nước của nhà máy sẽ dẫn vào sau đó cấp cho cả một khu tập thể. Từ bể đi đến người sử dụng là dân tự lắp máy bơm và đường ống nước. Có đồng hồ tổng, dùng hết bao nhiêu nhà máy nước thu từ tổ trưởng dân phố, sau đó tổ trưởng dân phố đến thu từng hộ dựa theo đồng hồ mỗi hộ gia đình. Số chênh lệnh giữa tổng ở đồng hồ của nhà máy với tổng của các hộ cộng lại sẽ được chia đều đầu người. Theo người dân thì thường sẽ vênh nhau khoảng 50 số/tháng....

Hệ thống đồng hồ dày đặc đấu nối từ bể lên đến ngọn ống nước kéo về mỗi hộ gia đình.

"Tổng số đường ống nhựa dẫn nước vào khoảng 60 hộ, có hơn 100 ống, từ Nhà 1 đến 3 đường ống, trường hợp ống bị hỏng người ta thay ống khác nhưng không bỏ ống cũ vì không biết nó hỏng chỗ nào.

Nên cứ thay cái mới, cái cũ cứ "kệ" để yên chỗ cũ. Khu tập thể cùng đóng góp chung để mua lắp đặt các giá đỡ ống nước...". Một người dân cho biết sinh sống tại KTT này cho biết.

Một bức tường có giá sắt đỡ hàng chục ống nước đưa vào các hộ, cũng không được he chắn.
Những máy bơm được các chủ hộ cẩn thận khóa trong những "hòm" sắt đề phòng trộm. Những chiếc hòm, khóa đã cũ, han gỉ chứng minh chủ sở hữu đã sử dụng chúng từ rất lâu năm.

 Mỗi gia đình có máy bơm riêng. Do khoảng không gian quanh bể nước không còn chỗ đặt máy bơm, những chiếc cột điện cạnh đó đã được tận dụng. Mỗi máy bơm được khóa cẩn thận bằng dây xích sắt cố định.

Hàng chục ống nước nằm lộ thiên nằm sát cạnh bể chứa nước.

Anh Thanh một cư dân của khu tập thể chia sẻ: "Nếu nhà máy nước hỗ trợ chi phí 1 nửa thì dân cũng sẽ chấp nhận vì để cho mỹ quan nó được đẹp. Đây là biện pháp cố hữu, không có nước thì buộc người ta phải làm như vậy.

Người ta đã mất số tiền chi phí từ bao năm nay từ máy bơm, đồng hồ, đường ống,.. nên giờ mất 4-5 triệu để đóng phí đồng hồ cho nhà máy nước để đảm bảo mỹ quan thì dân họ lại không muốn, cứ để vậy cho tiện!.

Khu tập thể Bưu Điện nhìn từ trên cao.

 Trước có bể nước trên sân thượng dùng chung nhưng giờ đã bỏ vì ngày xưa người ta tranh nhau dùng, khoan đục vỡ rồi nên bỏ, lại nhỏ ko đủ phục vụ, giờ mỗi nhà có 1 bình chứa innox riêng trên đó, khoảng 2000 lít, người ta cứ bơm đầy dùng hết lại bơm".

Một loạt ống dẫn nước lắp chạy dài từ bể chứa lên sân thượng.
Đồng hồ đo điện được nằm ngay sát "mạng nhện" ống dẫn nước.

 Các hộ ở tầng 1 thì họ trực tiếp hợp đồng đấu nối với nhà máy nước, còn các hộ ở tầng cao hơn thì phải tự lắp đường ống. Đó cũng là lý do hệ thống ống nước, các loại dây cáp... chằng chịt như mạng nhện.

Hệ thống chằng chịt giữa dây điện và ống nước khiến nhiều người lo ngại tạo điều kiện cho tiềm ẩn nhiều nguy cơ chập điện, hở dây điện cao nhất là khi trời mưa, giông lớn.
Không chỉ mất an toàn mà còn hưởng lớn đến mỹ quan đô thị

Trái ngược với một số ý kiến của cư dân khác ông Lương Văn Xuân hiện cũng đang sinh tại đây chia sẻ: "Nếu có hệ thống nhà máy nước tập trung là tốt nhất. Mất an toàn ở đây luôn luôn rình rập, điện lại đi với nước nhiều khi nó có thể bị hở nên cũng biết hệ số an toàn ở đây là rất thấp.

Dân chúng tôi mong muốn sẽ được hỗ trợ chi phí để trả lại mỹ quan, đảm bảo an toàn cho nhân dân. Thực tế đây là cố hữu, chúng tôi không có nước dùng nên buộc phải làm như vậy và đã bỏ ra nhiều chi phí từ bao năm nay rồi...".

Cơ quan chức năng cần vào cuộc "tháo gỡ"...

Để làm rõ về mặt quy hoạch kiến trúc và tìm ra giải pháp tốt nhất hạn chế những bất cập trên, PV đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam.

Ông Liêm cho biết: "Do lịch sử phát triển, ngày xưa dân số còn ít, áp lực nước còn mạnh người ta bơm lên được, bây giờ khi dân số đã đông, nước lại giảm đi mặc dù tiêu chuẩn vẫn có và do áp lực bơm nước cho các hộ bây giờ không đảm bảo. Nên bây giờ các hộ dân phải trực tiếp làm bơm riêng để đấu nối với các bể ngầm đưa vào cho các hộ gia đình mình. 

Muốn giải quyết tình trạng này phải xem xét tổng thể cả cái nhà này, xem khu tập thể còn có độ bền vững hay không để có thể xử lý bơm nước lên."   

Ông Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, địa phương quản lý khu tập thể, có thể Quận hoặc sở Xây dựng cần vào cuộc thẩm định chất lượng các khu tập thể để có hướng xử lý...

Về giải pháp, ông Liêm chia sẻ: "Có 2 giải pháp mà nhiều nơi người ta đã làm. Thứ nhất làm đảm bảo lượng nước được trữ ở mỗi một cái hộ gia đình, sau đó ban quản trị các hộ chung cư lập 1 hệ thống mạng lưới lắp  thêm, bơm trực tiếp lên các nhà theo đình kỳ. Giải pháp thứ 2 là, nếu chất lượng nhà khu tập thể còn tốt thì người ta sẽ có quy chế cụ thể để xử lý các  bể nước trên mái, sau đó giao cho các nhà.

Chung quy lại là do ban quản lý khu tập thể, hiện có những khu tập thể có ban quản lý, có nơi không có nên họ giải quyết tùy tiện. Vấn đề hiện nay là phải giải quyết được quản lý từ các ban quản lý này. Còn đây là lịch sử để lại nên không thể bỏ đi được. Lỗi là do lịch sử để lại và người dân sử dụng gia tăng, nhiều ống nước bị vỡ, không đủ cung ứng. Dân phải có 1 quỹ chung....".

Hiện có quá nhiều các bình chứa nước đặt trên đỉnh tum khu tập thể gây nguy hiểm, mất mỹ quan đô thị, không đảm bảo an toàn vì chất lượng các nơi này thường xuống cấp, không đảm bảo. Mái ngày xưa người ta thiết kế không tính đến chuyện đảm bảo tải trọng của các bình nước, thậm chí chỉ để thông gió.

Như vậy, giải pháp là phải tạo ra dự trữ nước ở trên mặt đất, sau đó là có hệ thống điều tiết chung của các hộ gia đình bằng cách lắp đặt các hệ thống mạng nước cấp nước riêng, hoàn toàn có thể làm được.

Các đơn vị chức năng phải vào cuộc thẩm định độ an toàn của các công trình để làm bể nước trên mái, từ đó có hướng cho nhân dân tự cung ứng nước cho gia đình, và người ta chỉ bơm có thời hạn chứ không bơm thường xuyên.

Bên thẩm định là thuộc đơn vị do địa phương quản lý, có thể Quận hoặc sở Xây dựng....", ông Liêm cho biết thêm.

Bạn đang đọc bài viết Tiềm ẩn nhiều hiểm họa từ hệ thống ống nước ở tập thể cũ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành
Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.