Thứ bảy, 20/04/2024 12:51 (GMT+7)

Sai lầm cần tránh khi cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

MTĐT -  Thứ tư, 15/01/2020 09:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là tín ngưỡng lâu đời của Việt. Có một số lưu ý quan trọng trong quá trình tiến hành lễ cúng.

Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, người Việt chuẩn bị mâm cơm cúng, lễ vật, hương hoa, cá chép cúng ông Công ông Táo. Theo tín ngưỡng dân gian, ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân lên chầu trời, báo cáo với Ngọc hoàng về mọi điều tốt xấu của gia chủ trong suốt một năm qua. Vì thế, lễ cúng Táo quân được người Việt tiến hành cẩn thận, thành tâm và trang trọng. Trong khi tiến hành lễ cúng ông Công ông Táo, cần lưu ý những điều sau.

(Ảnh: @flawlesslotus)

Lễ cúng hoàn tất trước trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp

Cúng ông Công ông Táo có thể tiến hành trước ngày 23 tháng Chạp, không cần đúng ngày, miễn sao gia chủ thành tâm và báo cáo với Táo quân về mọi việc. Tuy nhiên lễ cúng cần hoàn tất trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, thiên đình sẽ đóng cửa sau 12 giờ trưa. Nếu tiến hành lễ cúng quá muộn, thả cá sau 12 giờ trưa, Táo quân sẽ không kịp giờ lên cõi trên báo cáo với Ngọc Hoàng.

Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng

Gia chủ cần lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo. Quan trọng hơn cả là thành tâm và thái độ kính cẩn với các Táo quân. Lễ cúng không nhất thiết phải cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy dẫn đến tốn kém.  Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn. Tuy nhiên dù làm cỗ chay hay cỗ mặn, đều cần chuẩn bị lễ vật gồm: 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị thần với một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi để gửi cho các vị thần sử dụng khi về trời.

Không nên khấn xin tài lộc, sung túc

Ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng về những việc lớn nhỏ trong một năm qua. Vì vậy, gia chủ không nên khấn xin tài lộc, sung túc mà chỉ cần thành tâm khấn vái là đủ.

Không thả cá chép từ trên cao

(Ảnh: @manhsworld)

Trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép tượng trưng chính cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước vì như vậy cá sẽ chết. Bạn nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ. Đặc biệt, không nên ném cả túi nilon xuống nước để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Theo Thời đại

Bạn đang đọc bài viết Sai lầm cần tránh khi cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ