Thứ sáu, 19/04/2024 16:31 (GMT+7)

Phong tục dựng cây nêu ngày Tết có ý nghĩa gì?

MTĐT -  Chủ nhật, 11/02/2018 09:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, người Việt Nam thường dựng cây nêu nhằm xua đuổi ma quỷ hoặc những điều bất hạnh của năm cũ, cầu mong một năm mới tốt lành.

Cây nêu là thân cây được người dân Việt Nam nói chung, gồm cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số, đem trồng trước sân nhà mỗi dịp Tết Nguyên đán.

Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, cây nêu còn mang triết lý âm dương, bao hàm sự thống nhất và tác động qua lại giữa âm và dương hay sự liên kết giữa động và tĩnh, được biết qua hai chữ Càn (Trời) và Khôn (Đất).

Đặc biệt, cây nêu còn coi là cây vũ trụ - nối liền Đất với Trời. Tán tròn bằng giấy đỏ tượng trưng cho Mặt Trời và ngọn nêu là nơi chim thần (sứ giả của Mặt Trời) đậu. Cuối năm (cuối mùa đông) mới trồng cây nêu để đầu năm ngọn nêu vươn lên đón ánh nắng xuân, sức sống xuân.

Cây nêu ở đây là cây tre, cây trúc, bương, lồ ô dài khoảng 5 - 6 mét, chặt sạch lá chỉ để lại trên ngọn nhánh lá.

Ảnh minh họa

Trên ngọn cây nêu có một vòng tròn nhỏ treo nhiều vật dụng (tùy từng địa phương) như: túi nhỏ đựng trầu cau, ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ. Khi gió thổi, những vật này va chạm vào nhau phát ra tiếng leng keng. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của khánh đất, tràng pháo, để báo hiệu cho ma quỷ biết nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu…

Trong những ngày Tết cổ truyền, vào buổi tối trên cây nêu có nơi còn treo một đèn lồng nhằm chỉ đường cho tổ tiên biết đường về ăn Tết với con cháu. Trong đêm trừ tịch cũng như ngày mồng một Tết, ngày xưa khi chưa cấm đốt pháo, người dân còn treo bánh pháo tại cây nêu đốt đón mừng năm mới, mừng tổ tiên về với con cháu, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều bất hạnh của năm cũ, cầu mong một năm mới tốt lành.

Cây nêu được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời, với quan niệm rằng từ ngày 23 cho tới đêm giao thừa, vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu. Ngày dựng cây nêu gọi là thượng nêu, và ngày 7 tháng giêng âm lịch, làm lễ hạ nêu.

T/H

An Nhiên

Bạn đang đọc bài viết Phong tục dựng cây nêu ngày Tết có ý nghĩa gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước