Thứ năm, 25/04/2024 13:42 (GMT+7)

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Thanh minh?

MTĐT -  Thứ năm, 05/04/2018 12:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thanh minh tuy không phải là cái tết lớn như Tết Nguyên Đán nhưng lại gắn liền với đạo đức, hiếu nghĩa của con cháu tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Theo dân gian, Tết Thanh Minh được coi là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.

Thanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập xuân 45 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày. Ngày đầu tiên của tiết được xem là Tết Thanh Minh.

Tiết Thanh Minh năm 2018 bắt đầu từ ngày 5/4 Dương lịch (20/2 Âm lịch) và kết thúc vào khoảng ngày 20/4 khi tiết Cốc vũ bắt đầu.

Ảnh minh họa: Internet.

Cứ vào khoảng tháng 3, có một tiết hậu gọi là tiết Thanh Minh. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Thanh Minh nghĩa là trời độ ấy mát mẻ quang đãng. Theo tục lệ, giai nhân, tài tử, đua nhau đi tảo mộ, gọi là hội Đạp thanh. Tảo mộ là đi thăm mộ tiền nhân, cỏ rậm thì phát cho quang, đất khuyết thì đắp bồi lên, rồi về nhà cũng làm cỗ cúng gia tiên.

Tiết Thanh minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch nên nếu giải thích theo thuật ngữ của lịch hiện đại ngày nay (lịch Gregory) thì nó được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo của mình xung quanh Mặt Trời. Nếu tính điểm xuân phân là gốc (kinh độ Mặt Trời bằng 0°) thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Thanh minh là kinh độ Mặt Trời bằng 15°. Do vậy, tiết Thanh minh thực tế được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5/4 dương lịch tùy theo từng năm.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng Người Việt mình có tập tục tảo mộ trong ngày Thanh minh, cái này chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc.

Từ chỗ tảo mộ, người Việt mình còn tổ chức sửa sang mồ mả cho tiền nhân, một số gia đình nhân đó họp họ, gặp mặt cháu con.

Nhưng trong sách Gia Định Thành Thông Chí ông Trịnh Hoài Đức ghi nhận đến thế kỷ XIX ở Nam kỳ vẫn còn tảo mộ theo lệ ở Trung kỳ vào dịp tháng Chạp, về sau lần lượt đến giờ thì người Nam bộ cũng tảo mộ vào dịp Thanh minh, cái này có lẽ do cộng cư với cộng đồng người Hoa ở đây.

Còn lễ Thanh minh như một dịp vui chơi của người dân là bắt nguồn từ Trung Quốc, dấu tích còn ghi lại ở bức tranh nổi tiếng là "Thanh minh thượng hà đồ" (của Trương Trạch Đoan đời Tống).

Ở Nam bộ, những gia đình gốc Hoa đã sang đây 4-5 đời họ tảo mộ theo người Việt vào dịp tháng Chạp, một số gia đình đến nay thì họ tảo mộ cả hai dịp: cuối năm âm lịch và tiết thanh minh.

Thanh minh thì vừa cúng mộ kết hợp đi chơi luôn. Ngày hôm nay các bạn xuống Hà Tiên chỗ lăng Mạc Cửu đi, thiên hạ đi chơi rần rần luôn kìa.

T/H

Bạn đang đọc bài viết Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Thanh minh?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới