Thứ sáu, 29/03/2024 13:04 (GMT+7)

Hiệp sĩ và những 'khoảng lặng' của luật pháp

Nam Việt (T/H) -  Thứ hai, 14/05/2018 13:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều năm trước, không ít người từng phản ứng không ủng hộ việc ngành chức năng Bình Dương phát triển các mô hình hiệp sĩ. Bởi đó là nhiệm vụ của công an.

Bởi đó là nhiệm vụ của công an. Hiệp sĩ giữa đường thấy chuyện bất bình, là hành động đẹp, nhưng CA không thể " né tránh" trách nhiệm đẩy sang cho các hiệp sĩ.

Và đã có 02 hiệp sĩ tử mạng, 03 hiệp sĩ trọng thương khi đang "thực thi công lý" cố ngăn chặn nhóm trộm xe SH kế bên đồn công an Phường 10, Quận 3, Tp HCM chỉ vài bước chân. Hai hiệp sĩ đó là Nguyễn Hoàng Nam (SN 1989 ngụ tại TPHCM) và Nguyễn Văn Thôi (SN 1976, quê Bình Định). Hiệp sĩ" Trần Văn Hoàng bị thương nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115. Hiệp sĩ Trần Văn Hoàng quê Bình Định, ở trọ trên đường Trường Chinh (quận Tân Bình). Ông nhiều lần được Giám đốc Công an TP.HCM tuyên dương về thành tích bắt cướp.


Cuộc chiến không cân sức giữa những người nghĩa hiệp với những tên trộm có sử dụng hung khí một cách hành thạo và manh động diễn ra hàng chục phút, đường phố tán loạn. Thế nhưng, trụ sở công an phường Phường 10, Quận 3 cách chỗ xảy ra vụ việc khoảng vài mét lại không có bất kỳ hành động nào. Do không hay biết? Sợ nguy hiểm? Đang nghỉ ngơi? Vô tâm hay thiếu trách nhiệm mà không tham gia trấn áp tội phạm ngay trước cổng đơn vị mình ?


Nhiệm vụ phòng chống trộm cướp là vấn đề của toàn dân nhưng không phải ai cũng có khả năng đi bắt cướp. Bắt cướp là trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách, bởi họ được huấn luyện nghiệp vụ, được luật pháp công nhận, bảo vệ; được luật pháp quy định trách nhiệm và quyền hạn; được trang bị công cụ, được nhận lương để thực hiện.
Thế nhưng, tội phạm ngày càng tăng và những người "hiệp sĩ" chỉ có lòng dũng cảm, đam mê làm việc nghĩa hiệp, đã bỏ công sức lao động của mình vào công việc vô cùng nguy hiểm, không một tấc sắt trong tay mà lẽ ra chỉ dừng lại ở nghĩa vụ phản ảnh, tố giác tội phạm.


Cũng đã có nhiều sự việc xấu xí và tiêu cực mà hiệp sĩ đã để lại như lạm quyền, "đút lót"...như sự việc diễn ra năm 2016, một hiệp sĩ nổi tiếng ở TP HCM đã túm cổ áo, đấm, tát liên tục một thanh niên trên đường phố vì tình nghi nam thanh niên đó lên Zalo kết bạn rồi lừa lấy điện thoại của nhiều cô gái, khiến người dân phải can ngăn. Không ít “hiệp sĩ” đã cho mình cái quyền theo dõi, truy đuổi, phóng xe vùn vụt trên đường nên một “hiệp sĩ” ở Bình Dương đã tông một cô gái đi đường chấn thương sọ não
Ở các nước Âu Mỹ, danh xưng hiệp sĩ là để chỉ những chiến binh thời trung cổ. Nói như thế không có nghĩa chúng ta quay lưng với cái xấu, cái ác. Nhưng những hiệp sĩ dù tham gia diệt trừ cái xấu nếu làm thiệt hại tài sản, làm bị thương hoặc chết người thì vẫn bị truy tố mà không hề được pháp luật bảo vệ. Có chăng chỉ là “tình tiết giảm nhẹ” khi đưa ra tòa xét xử.


Xã hội đang còn quá nhiều “khoảng lặng” và người dân vẫn đặt niềm tin vào các hiệp sĩ dù họ là những người không chính danh. Tối 13.5.2018 hai hiệp sĩ đã không còn nữa, họ sẽ nhận những ca ngợi từ truyền thông; nhận những giọt nước mắt xót thương của xã hội nhưng luật pháp còn có cả một khoảng trống về những người hiệp sĩ đường phố anh hùng.

Cái ác đang quá lộng hành và những hiệp sĩ - những người nghĩa hiệp giờ đã trở thành nạn nhân trên đường phố. Ngày mai ai sẽ tiếp tục là nạn nhân của cái ác?
Ngày 13.5 là ngày của Mẹ, lại chính là ngày hai người Mẹ đã vĩnh viễn mất đi hai "núm" ruột do chính mình sinh ra. Hai hiệp sĩ đã chết bởi những vết đâm tàn ác, dã man của bọn xấu khi các anh giữ bình yên, trật tự cho xã hội này, hai bản sao “Lục Vân Tiên” đã mãi mãi không về với vợ con.


Các anh hiệp sĩ không được đào tạo bài bản, không được pháp luật công nhận và bảo vệ. Luật không có quy định nào về hiệp sĩ và hiệp sĩ hoàn toàn tự phát từ tấm lòng hào hiệp của người dân bình thường. Họ chịu quá nhiều rủi ro, thiệt thòi. Rồi người thân và vợ con họ sẽ ra sao khi chồng, cha, anh... mình hành hiệp trượng nghĩa ngã xuống hay vô tình rơi vào vòng lao lý trước các sự việc không thể lường trước hết được? Chắc chắn khi họ hành hiệp trượng nghĩa thì đã không mong đợi mình sẽ nhận được gì nhưng rủi ro đối với họ là quá lớn.

Bạn đang đọc bài viết Hiệp sĩ và những 'khoảng lặng' của luật pháp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới