Thứ sáu, 19/04/2024 21:57 (GMT+7)

Gia Lai: Những con bò “mắc mệt”

Mai Trung -  Thứ sáu, 27/12/2019 15:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc người dân được cấp bò để xóa đói giảm nghèo thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Nhưng có không ít người dân mệt mỏi với những con bò này.

Những gia đình “mắc mệt” với bò

Vừa qua, gia đình ông Siu Glak ở làng U Diếp đến UBND xã Kông Ktok để dắt con bò được cấp. Theo đó, bò đã được kiểm tra kỹ lưỡng về trọng lượng và bệnh tật trước khi giao cho dân. Tuy nhiên, khi ông Siu Glak dắt bò (có gắn bảng số 00619 ở vành tai) ra khỏi trụ sở UBND xã khoảng 100 m thì bò đột nhiên khụy xuống. Gia đình ông phải nhờ người đánh xe công nông ra chở về.

Con bò bị bệnh nhà chị Đinh H'Nhơn

Theo tìm hiểu, trong hai năm 2017 và năm 2018 có 70 con bò được cấp cho người dân xã Ayun, huyện Chư Sê, nhưng chỉ ít tháng đã có 23 con bị chết.

Ngoài ra, cũng trong hai năm này, Công ty Miền núi Gia Lai đưa về xã Dun, huyện Chư Sê 16 con bò cấp cho dân theo chương trình giảm nghèo bền vững, và chỉ 1 tháng sau, 5 con bò đã chết.

Anh Đinh Klốt, làng Tung Ke 1, xã Ayun cho biết, gia đình anh và 5 hộ dân khác được cấp mỗi hộ 1 con. Nhưng không hiểu vì sao, chỉ vài tháng sau, các con bò đều bỏ ăn rồi lăn ra chết.

Điều khiến người dân băn khoăn là tuy bò đã chết nhưng cán bộ xã lại căn dặn nếu có người ở trên tỉnh xuống hỏi thì nói bò vẫn còn sống, đang thả đi cho ăn cỏ.

Chị Đinh H’Nhơn, làng Tung Ke 1, xã Ayun cũng cho biết: “Nhà mìnhđược cấp 1 con bò giống cách đây khoảng 1 tháng,nhưng khi đưa về nhàthìbị lở loét nhiều nơi trên cơ thể.Mìnhbáo UBND xã xuống xử lý. Cán bộ xã tư vấn cứ bôi thuốc là khỏi nhưng đã một tuần nay,bò vẫn không khỏi!.

Những lý do tội con bò

Khi làm việc với báo chí, ông Phạm Ngọc Thanh - Chủ tịch UBND xã Ayun cho biết, do người dân chăm sóc không kỹ, mùa khô thì không có thức ăn và một phần do bò được thả rông.

Trong khi đó, ông Võ Văn Quá, Chủ tịch UBND xã Dun cho biết, nguyên nhân bò chết là do một số con sau khi cấp không thích nghi được với đồng cỏ, thời tiết tại địa phương; một số con khác thì quá nhỏ, gây khó khăn trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng.

Con bò nhà ông Siu Glak không thể đi, phải dùng xe công nông chở về

Theo giải thích của Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, bò quen sống thành đàn và chưa bao giờ cột dây, đến khi tách đàn và buộc dây khiến bò nhút nhát. Ngoài ra, khi vận chuyển bằng xe tải, nhiều con sợ hãi và bỏ chạy khi xuống xe. Nếu bò bị buộc lại thì nằm vạ một thời gian, đó là đặc tính của bò sống theo bầy đàn.

Theo tìm hiểu của PV, đến nay, Công ty Miền núi Gia Lai đã cung cấp 1.538 con bò giống với giá trị gần 17,5 tỷ đồng. Được biết, tiêu chí cấp bò giống cho người dân phải từ 12 đến 24 tháng tuổi, trọng lượng từ 125-135kg/con, bò khỏe mạnh bình thường, được tiêm phòng. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhiều trường hợp bò cấp gầy trơ xương, thậm chí còn bị bệnh!

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Những con bò “mắc mệt”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...