Thứ sáu, 29/03/2024 15:01 (GMT+7)

Đầu Xuân thăm Sin Suối Hồ - Một bản của người Mông làm du lịch

Trần Hưng -  Thứ ba, 12/02/2019 08:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Qua Tam Đường, đến cách Thành phố Lai Châu khoảng 2km rẽ vào con đường núi uốn lượn qua các bản người Mông lên đến độ cao 1500m là đến bản Sin Suối Hồ.

Từ Hà Nội, có thể đến với Sin Suối Hồ bằng nhiều cách, nhưng một trong những con đường tiện lợi nhất là qua Lào Cai, Sa Pa, vượt qua đèo Ô Qui Hồ, để có dịp dừng chân ở Cổng trời ngắm nhìn con đèo ngoạn mục, một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt nam về độ cao cũng như sự hiểm trở, nhưng hùng vĩ

Qua Tam Đường, đến cách Thành phố Lai Châu khoảng 2km rẽ vào con đườngnúi uốn lượn qua các bản người Mông lên đến độ cao 1500m là đến bản Sin Suối Hồ

Sìn Suối Hồ, thuộc huyện Phong Thổ, Lai Châu, nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm và được biết đến bởi vẻ đẹp hoang sơ và mộc mạc vốn có do thiên nhiên ban tặng

Trước 2013, cũng như nhiều bản người Mông khác cuộc sống của 123 hộ dân nơi đây chỉ biết dựa vào trồng trọt ngô, lúa nương, vì vậy tỷ lệ đói nghèo chiếm hơn 60%.Tệ nạn nghiện hút, nghiện rượu, không thiếu. Nhưng nay đã khác, không còn người nghiện, du khách đến đây muốn uống rượu cũng trong mức hạn chế. Theo Trưởng bản Vàng A Chinh người dân Sìn Suối Hồ thực hiện "5 không": không ai hút thuốc phiện, không hút thuốc lào hay thuốc lá bừa bãi, không đàn đúm rượu chè, không cờ bạc, không xả rác bừa bãi.

Ở chợ phiên ngày thứ bảy, không có cảnh đàn ông dân tộc Mông say rượu ngồi ngủ quên ở đường, ở chợ không được phép buôn bán rượu, không bán thuốc lá, thuốc lào

Bản ngày nay, sạch đẹp, khang trang bởi người dân từ ngày phát triển du lịch, trồng Địa lan, Thảo quả  làm ăn thuận lợi khiến cuộc sống bà con thay đổi rất nhiều

Dạo bước trên con đường lượn vòng quanh bản, thả hồn vào mùi hương thảo, ngắm nhìn những ngôi nhà truyền thống làm bằng gỗ hay theo kiểu chình tường nhưng sạch sẽ khiến du khách ngất ngây, như lạc vào cõi mộng

 Hoa đào, hoa mai ở Sin Suối Hồ khoe sắc trong nắng Xuân

Sin Suối Hồ còn nổi tiếng về cây địa lan, (Lan Trần Mộng) một giống hoa được bà con tự nhân rộng, chăm bón và là nguồn lợi lớn về kinh tế

Nhờ mở cửa đón du khách và phát triển giống địa lan địa phương, mỗi hộ dân ở đây đều có thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng/năm.

Điểm xuyết trong vô vàn màu sắc của thiên nhiên nơi đây là sắc màu sặc sỡ của váy áo người Mông

Các gam màu của đất, của rừng hòa cùng sắc màu dân tộc làm khuôn mặt hồn nhiên vốn có của những cô gái miền sơn cước thêm rạng rỡ hơn

Trẻ em trong bản xinh xắn và rất ngoan. Các cháu rất niềm nở với khách và rất vui khi được chụp ảnh

Và cả bà mẹ trẻ cũng rất vui khi được đón tiếp khách đến với bản

Ngắm bình minh...

Hoặc hoàng hôn từ Sin Suối Hồ đều rất đẹp bởi không khí trong lành

Nhờ mở cửa đón du khách, có hộ vừa làm homestay vừa trồng địa lan thu về 200 - 300 triệu đồng/năm

Nhà cửa, đường đi trong bản rất sạch sẽ. các nơi công cộng đều có điểm thu rác

Trưởng bản Vàng A Chỉnh cho biết đang triển khai cho bà con hướng đến việc không sử dụng túi nilông, thay vào đó là làm ra các giỏ, ống bằng tre hay đơn giản mua bán hàng hóa tại bản được gói bằng lá chuối.

Nước trên núi rất trong và sạch, được dẫn qua đường ống để phục vụ người dân và du khách


Để phát triển du lịch, Bản đã cử các thanh niên trẻ có trình độ theo học các khóa đại học khoa du lịch để nâng cao trình độ, phục vụ du khách ngày một tốt hơn.

Ngày xuân, đến với Sin Suối Hồ, tuy xa, nhưng để lại những ấn tượng rất đẹp, một nét đẹp hiếm có vừa hồn hậu, chân chất vừa tận tình chu đáo khiến du khách thấy thời gian ở lại quá ngắn và ai cũng có mong muốn được đến thăm lại mảnh đất này để chiêm ngưỡng những vẻ đẹp thuần khiết của thiên nhiên và con người nơi đây.

Bạn đang đọc bài viết Đầu Xuân thăm Sin Suối Hồ - Một bản của người Mông làm du lịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.