Thứ bảy, 20/04/2024 01:14 (GMT+7)

Đắk Lắk: Cần phục hồi và tu bổ những bến nước văn hoá

Trần Quỳnh - Tiên Tri -  Thứ ba, 17/12/2019 17:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều buôn đồng bào dân tộc Ê-đê đã huy động dân tu sửa, làm cho bến nước thoáng đãng, sạch đẹp, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Bến nước đối với đồng bào dân tộc Ê-đê ở vùng Tây Nguyên gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của bà con trong từng buôn, trong từng cụm dân cư. Thường mỗi buôn đồng bào dân tộc có một bến nước văn hóa.

Theo phong tục của bà con dân tộc, mỗi buôn bầu chọn một ông già có uy tín để trông coi, quản lý bến nước. Người làm nhiệm vụ đó được gọi là “già làng bến nước“. Trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng, “già làng bến nước“ có vị trí quan trọng trong việc động viên bà con tham gia xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần cũng như trong các lĩnh vực xây dựng kinh tế - xã hội của cơ sở. Ngoài việc cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất, bến nước còn là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng.

Bến nước tại xã Hòa Tiến, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk.

Hàng năm, các buôn đồng bào dân tộc tổ chức lễ cúng bến nước. Trong lễ cúng đó, bà con cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mong cho mọi người có sức khỏe dồi dào, làm ăn gặp nhiều may mắn; cầu mong mọi người đều làm việc tốt và đoàn kết thương yêu nhau, cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp. Với ý nghĩa là bến nước văn hóa, theo quy ước của mọi người trong các buôn và điểm dân cư người dân tộc Ê-đê thì mọi người cũng đều có trách nhiệm giữ sạch nguồn nước, bảo vệ cây cối quanh bến nước và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên. Tuy vậy, trong một thời gian dài, hầu như các địa phương trong tỉnh đã bỏ mặc ít ai quan tâm đến việc bảo vệ bến nước. Cây cối bên bến nước bị chặt phá, nguồn nước bị làm nhiễm bẩn do khai thác bừa bãi để tưới cà phê. Bảo tồn những nét đẹp văn hoá của đồng bào dân tộc, trong những năm gần đây các địa
phương trong tỉnh Đắk Lắk tập trung xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Đi đôi với việc xây dựng quy ước thôn buôn, khu dân cư, các địa phương đã phục hồi những bến nước và thực hiện nghi lễ cúng bến nước theo phong tục truyền thống.

Nhiều buôn đồng bào dân tộc Ê-đê đã huy động dân tu sửa, làm cho bến nước thoáng đãng, sạch đẹp, bảo đảm vệ sinh môi trường. Tại đây bà con còn trồng lại nhiều cây xanh, trong đó chủ yếu là các loại cây bản địa. Nhiều địa bàn như Buôn Trinh (xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ), Buôn Krông A, Buôn Krông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột), Buôn Cháy (xã Ea M’roh, huyện Cư M’gar) là những nơi nhanh chóng phục hồi các bến nước văn hóa tiêu biểu. Các huyện Krông Pắk, Krông Buk, Ea H’leo, Ea Kar, M’Đrắk đã đầu tư kinh phí đáng kể giúp bà con dân tộc Ê-đê phục hồi nhiều bến nước văn hoá. Tại đây, các bến nước được xây dựng thành nơi có cảnh quan đẹp, phục vụ cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng và một số bến nước xây dựng điểm du lịch sinh thái.

Bạn đang đọc bài viết Đắk Lắk: Cần phục hồi và tu bổ những bến nước văn hoá. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...