Thứ bảy, 20/04/2024 01:45 (GMT+7)

Chuyện ông luật sư “nhà quê”: “Thân chủ cười là thù lao lớn nhất”

Hoàng Linh (thực hiện) -  Chủ nhật, 15/10/2017 21:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chữ “tâm”, “đạo đức, uy tín nghề nghiệp” luôn được Luật sư Đào Duy Khánh - Đoàn LS Quảng Nam (Văn phòng LS Đồng Khánh) đặt lên hàng đầu…

Công việc tất bật, nhưng anh vẫn luôn mải mê với những chuyến công tác xa nhà, với những vụ án kéo dài đến nhiều năm, xem đó như “món nợ ân tình” phải trả cho quê hương.

Nhân ngày truyền thống Luật sư Việt Nam (10/10) PV Môi trường & Đô thị Việt Nam điện tử đã về thôn Ngọc Bích, xã Tam Ngọc, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để tìm gặp vị luật sư mà người dân nơi miền quê khó nghèo này thường gọi anh là “Luật sư nhà quê”.

Đó chính là Luật sư Đào Duy Khánh… Bởi suốt hơn 14 năm hành nghề luật sư anh đều gắn với dân nghèo nơi những vùng quê khó khăn và thậm chí văn phòng của anh không chọn nơi phố thị mà chọn đặt ở một xã nằm cách xa đô thị mà người dân thường gọi là “Văn phòng luật sư xã”.

"Luật sư nhà quê” Đào Duy Khánh (Đoàn LS Quảng Nam) giữa đời thường

 Những khó khăn mà những người hành nghề luật sư mà đặc biệt là một luật sư “nhà quê” và “Luật sư xã” như ông hiện nay?

LS Khánh: Nghề luật sư không giống những nghề bình thường khác. Luật sư là những người vừa phải nắm chắc pháp luật, vừa phải có những kỹ năng vận dụng luật khôn khéo đồng thời phải có đạo đức nghề nghiệp vững vàng. Luật sư không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ “quyền lợi hợp pháp” của công dân mà còn góp phần không nhỏ vào việc phát triển xã hội.

Nghề luật sư là nghề “hot”, nhưng theo tôi ở Quảng Nam này hành nghề luật sư chân chính rất tội nghiệp, đôi khi phải tư vấn bảo vệ cho khách hàng là những người nghèo không tính tiền công.

Có lúc gặp khách hàng nghèo sau khi luật sư bảo vệ xong “quyền lợi hợp pháp” của họ, luật sư rất vui, hạnh phúc vì mình vừa làm một việc “tốt đời đẹp đạo”.

Khi bảo vệ được bên này thì mất bên kia, song thu nhập không cao nên bản thân gia đình tôi cũng phải làm thêm nhiều việc để cải thiện cuộc sống hiện tại. Đã làm nghề này là hãy đặt hết “tâm”, “đức” vào nghề với hy vọng nghề sẽ không phụ người có tâm.

Có nhiều vụ án rất đơn giản nhưng bản án cứ hủy đi hủy lại nên nhiều lúc phải đeo bám mất nhiều thời gian do nhiều lý do khác nhau như trường hợp vụ tranh chấp đất đai tại huyện Quế Sơn Quảng Nam.

Thực ra giá trị tranh chấp của các vụ án này không cao nhưng những khách hàng này thuộc diện nghèo khó của huyện không đủ tài chính để thuê luật sư.

Khi luật sư tham gia tố tụng, giúp đỡ về mặt pháp lý cho người dân nghèo “thấp cổ bé họng” suốt hơn 14 năm qua ông có nhận xét gì về nghề “LS xã” như ông? Có một số LS lợi dụng danh nghĩa để chạy án làm mất uy tín luật sư xin ông cho quan điểm như thế nào về việc này?

LS Khánh: Đâu đó cũng còn có những trường hợp luật sư tham gia chưa thực sự đúng với vai trò chức năng, nặng về việc bảo vệ quyền lợi của các thân chủ mà chưa thực sự chú trọng đến “quyền lợi hợp pháp” tạo dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân. Cũng như hình ảnh của luật sư trong xã hội, chưa có chế tài về việc luật sư khi đề nghị áp dụng không đúng pháp luật mà không được các cơ quan tiến hành tố tụng mà đặc biệt là Hội đồng xét xử (HĐXX) đã không chấp nhận đề nghị của luật sư.

Thực tiễn, có những vụ việc có luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho các bên mà quyền và nghĩa vụ đối lập nhau. Nhưng các luật sư lại đưa ra những lý lẽ trái ngược nhau để đề nghị HĐXX áp dụng, dẫn đến người dự khán khi nghe hai quan điểm trái ngược nhau sẽ không biết đâu là đúng, sai nếu không có sự phân tích, đánh giá của HĐXX.

Như vậy, cùng là một sự kiện, mà sự thật thì chỉ có một, nhưng hai luật sư khi tham gia bảo vệ cho hai phía trình bày quan điểm trái ngược nhau. Sẽ có quan điểm đúng và quan điểm chưa đúng (quan điểm trái ngược với quan điểm đã được HĐXX chấp nhận). Câu chuyện về nghề luật thì dài lắm, có điều kiện tôi chia sẻ tiếp.

Tấm biển văn phòng cũng đã đủ nói lên ông luật sư “nhà quê” của người nghèo

Xin ông cho biết hạnh phúc nhất của ông khi hành nghề trong suốt gần 14 năm?

LS Khánh: Hạnh phúc nhất của tôi sau mỗi vụ án là khi thấy “Thân chủ cười, luật sư vui” đây là thù lao lớn nhất của người làm luật sư... sau đó tự thưởng bản thân một chai bia… cũng sướng lắm rồi.

Là người hành nghề luật sư lâu năm tại một tỉnh khó nghèo như Quảng Nam và người dân thì hay lý sự, hay cãi, ông có thể cho vài lời khuyên cho những luật sư trẻ và những sinh viên luật hiện nay về nghề?

LS Khánh: Nghề nào cũng có cái khó riêng, quan trọng là mỗi chúng ta biết ước mơ và cố gắng hết sức để hoàn thiện ước mơ của mình.

Luật sư là một nghề khó, đòi hỏi những người có tinh thần và ý chí vững vàng, có lòng tin và niềm đam mê sắt đá để có thể học tập trau dồi kiến thức, kinh nghiệm đến nơi đến chốn để theo nghề, hành nghề lâu dài. 

Nếu thực sự có đam mê, chúng ta hãy không ngừng phấn đấu để trở thành luật sư chân chính. Hứa hẹn trong tương lai gần, với sự hội nhập của nền kinh tế, sự phát triển của xã hội, luật sư vẫn là một nghề “hot” và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội.
Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Bạn đang đọc bài viết Chuyện ông luật sư “nhà quê”: “Thân chủ cười là thù lao lớn nhất”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...