Thứ sáu, 29/03/2024 18:15 (GMT+7)

Bảo tồn ĐDSH nếu Di sản Vịnh Hạ Long được mở rộng sang Cát Bà

MTĐT -  Thứ năm, 26/09/2019 11:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nếu Di sản Thiên nhiên Thế giới Hạ Long được mở rộng sang quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) với các tiêu chí bổ sung về đa dạng sinh học thì các biện pháp quản lý cần phải được thực hiện.

Nếu Di sản Thiên nhiên Thế giới Hạ Long được mở rộng sang quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) với các tiêu chí bổ sung về đa dạng sinh học thì các biện pháp quản lý cần phải được thực hiện nhằm bảo tồn giá trị đa dạng sinh học nổi bật của khu vực này.

Ngày 25/9, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức cuộc họp cấp lãnh đạo lần thứ 7 Dự án Liên minh Hạ Long – Cát Bà do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Cuộc họp tập trung thảo luận kết quả đạt được của dự án và đưa ra một số đề xuất để tiếp tục duy trì những nỗ lực mà Sáng kiến đã thực hiện.  

Tham dự cuộc họp có sự tham gia của đại diện Ủy Ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hải Phòng, UBND TP Hạ Long, các Sở ban ngành liên quan của Thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và đại diện của các doanh nghiệp cùng các thành viên trong Liên minh Hạ Long - Cát Bà.

Từ năm 2014, Liên minh Hạ Long – Cát Bà (HLCBA) do IUCN điều phối và thực hiện đã có nhiều nỗ lực trong bảo vệ môi trường tại Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà thông qua ban lãnh đạo của Liên minh.

Thành viên của ban lãnh đạo bao gồm đại diện chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Trong thời gian qua, dự án tập trung vào hai mảng lĩnh vực chính là cải thiện chất lượng nước và bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực.

Vịnh Lan Hạ thuộc quần đảo Cát Bà (Hải Phòng).

Liên quan đến vấn đề chất lượng nước, dự án tập trung vào hai nhóm chính là khối doanh nghiệp và nhà nước.

Dự án đã huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp vào cải thiện quản lý chất thải rắn thông qua hàng loạt các hoạt động trong chiến dịch “Hành động vì Hạ Long xanh” do các doanh nghiệp là thành viên của Liên Minh khởi xướng.

Những nỗ lực này đã được củng cố thêm với sự lãnh đạo của chính quyền địa phương, cụ thể là quyết định cấm sử dụng phao xốp trong các công trình nổi tại Hạ Long vào tháng 7/2016 của UBND thành phố Hạ Long và quy định cấm sử dụng nhựa dùng một lần trên Vịnh Hạ Long vào tháng 9/2019.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh gần đây cũng đã ra quyết định yêu cầu tất cả các doanh nghiệp tàu thuyền lắp hệ thống xử lý nước thải phù hợp trên tàu và các chủ cảng phải cung cấp dịch vụ xử lý nước thải cho tàu du lịch. Đây là các biện pháp cụ thể được địa phương dựa trên ý kiến đề xuất của đoàn đánh giá của IUCN được thực hiện vào tháng 7/2018.

Đối với vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, dự án đã hỗ trợ Hạ Long và Cát Bà xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học thông qua tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật, thiết bị và đặc biệt vận động phân bổ ngân sách địa phương cấp cho hoạt động giám sát đa dạng sinh học.

Nếu Di sản Thiên nhiên Thế giới Hạ Long được mở rộng sang quần đảo Cát Bà với các tiêu chí bổ sung về đa dạng sinh học thì các biện pháp quản lý cần phải được thực hiện nhằm bảo tồn giá trị đa dạng sinh học nổi bật của khu vực này và những nỗ lực duy trì hoạt động giám sát lâu dài sẽ cung cấp dữ liệu cũng như nguồn thông tin đầu vào có giá trị để đưa ra các biện pháp quản lý.

Trong thời gian tới vẫn còn nhiều việc quan trọng cần phải thực hiện bởi chính quyền hai tỉnh để tiếp nối những nỗ lực của dự án: vấn đề tác động của phát triển du lịch đại trà đối với chất lượng nước và các loài động vật hoang dã; việc thực thi các quy định liên quan đến giảm rác thải nhựa và cải thiện chất lượng nước nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực.

Được biết, việc tái để cử Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long nối dài sang Quần đảo Cát Bà là mục tiêu dài hạn của IUCNvẫn chưa được hoàn thành, vì vậy cần nhiều nỗ lực và hợp tác hơn nữa giữa Quảng Ninh và Hải Phòng để hoàn thiện hồ sơ nộp cho UNESCO.

Bên cạnh đó, trong năm năm vừa qua, dự án HLCBA ngoài việc nỗ lực để hoàn thành các mục tiêu đề ra còn thúc đẩy đưa ra những sáng kiến mới nhằm duy trì hoạt động của dự án sau khi kết thúc.

Một trong những sáng kiến đó là Doanh nghiệp Việt Nam vì Môi trường (VB4E), được khởi xướng bởi IUCN cùng các đối tác với nguồn hỗ trợ từ dự án HLCBA, nhằm huy động tài trợ từ doanh nghiệp cho các dự án môi trường do các tổ chức phi chính phủ xây dựng tập trung vào Hạ Long – Cát Bà và các khu vực khác.

Theo Infonet

Bạn đang đọc bài viết Bảo tồn ĐDSH nếu Di sản Vịnh Hạ Long được mở rộng sang Cát Bà. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới