Thứ ba, 23/04/2024 20:51 (GMT+7)

Bạn là người đam mê Cờ tướng?

MTĐT -  Thứ năm, 08/08/2019 14:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Là một trò chơi trí tuệ và hấp dẫn - Cờ tướng đã trở thành trò chơi được rất nhiều người, cả những người bận rộn để tâm và dành thời gian cho nó. Hãy cùng thư giãn và khám phá trò chơi thú vị này nhé!

Để độc giả tìm hiểu, thưởng thức trò chơi trí tuệ và hấp dẫn này, kể ngày 08/08/2019 trở đi, Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ mở thêm chuyên mục Chơi Cờ tướng (nằm trong chuyên mục Đời sống - Xã hội của trang moitruongvadothi.vn). 

CÁCH THỨC:

Ban biên tập sẽ lần lượt đưa ra các thế cờ : 2 ngày 1/kỳ (tương ứng 1 số). Các kỳ kế tiếp sẽ kèm theo lời giải của thế cờ kỳ trước. Mỗi kỳ sẽ được đánh số thứ tự.

Chuyên mục Chơi cờ tướng này do ThS, Huấn luyện viên Nguyễn Xuân Độ phụ trách.

Trân trọng.

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu qua về bộ môn Cờ tướng.

Bài 1: Giới thiệu về Cờ tướng

Cờ tướng là gì? 

Cờ tướng (chữ Hán gọi là 象棋, phiên âm Hán Việt là Tượng Kỳ tức "cờ hình tượng", có người cho là "cờ voi" nhưng chữ "tượng" nên hiểu theo nghĩa "phỏng theo, bắt chước" hợp lí hơn nghĩa "voi"), hay còn gọi là cờ Trung Hoa (Tiếng Anh: Chinese Chess) vì nó được phổ biến ra thế giới từ Trung Quốc và cũng được coi là "quốc hồn quốc túy" của nước này (nhưng theo phương Tây thì nó có nguồn gốc từ Ấn Độ), là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người, là loại cờ được chơi phổ biến nhất thế giới cùng với cờ vua.

(Ảnh minh họa)

Xuất xứ của tên gọi cờ Tướng
Bàn cờ tướng thật sự là một trận địa sinh động, có tầng có lớp và thật hoàn hảo: đủ các binh chủng trên chiến trường, công có, thủ có, các quân được chia thành ba lớp xen kẽ hài hoà. Lại còn có cả sông, cung cấm. Hình tượng quốc gia hoàn chỉnh, có vua tôi, có 5 binh chủng, có quan ở nhà, quân ra trận v.v..., vừa có ý nghĩa, vừa mang sắc thái phương Đông rõ nét, vì vậy người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ (象棋) với ý nghĩa cờ hình tượng (theo chữ Hán) chứ không phải vì có quân tượng (voi) trên bàn cờ.

Cũng có một số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa không có voi, khi tiếp nhận Saturanga thấy trong các quan có quân voi lạ nên người Trung Hoa bèn gọi là "tượng kỳ" để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người suy ra "tượng kỳ" có nghĩa là cờ voi.

Tại Việt Nam thì từ xưa tới nay vẫn gọi là cờ tướng chứ không ai gọi là cờ tượng cả. Tướng cầm đầu thì phải gọi là cờ tướng. Đó cũng là nét hay của ngôn ngữ Việt, dễ gần gũi, dễ hiểu. Khi cờ vua du nhập vào Trung Quốc, họ gọi nó bằng cái tên rất dài là "Quốc tế tượng kỳ" và cho đến nay họ vẫn gọi như vậy, trong khi người Việt chỉ gọi một tên ngắn gọn lại là cờ vua.

(Ảnh minh họa)

Mục đích của ván cờ Tướng

Ván cờ được tiến hành giữa hai người, một người cầm quân Trắng (hay Đỏ), một người cầm quân Đen (hay Xanh lá cây). Mục đích của mỗi người là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu bí hay bắt Tướng (hay Soái, hoặc Suý) của đối phương và giành thắng lợi./.

Bạn đang đọc bài viết Bạn là người đam mê Cờ tướng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới