Thứ năm, 28/03/2024 22:18 (GMT+7)

Bài 12: Thuật ngữ trong cờ Tướng

ThS, HLV Nguyễn Xuân Độ -  Thứ bảy, 24/08/2019 09:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với bất cứ lĩnh vực nào,thông hiểu từ ngữ chuyên dùng sẽ giúp bạn tiếp cận nó dễ dàng hơn. Chơi cờ Tướng cũng vậy, có rất nhiều thuật ngữ mà nếu không hiểu rõ bạn sẽ gặp khó khăn khi muốn chiến thắng.

  1. Nước tiên và nước hậu

Khi hai đấu thủ tạo nên một thế cờ mà một bên chủ động tấn công còn một bên bị động đối phó nhưng không yếu kém về quân số hoặc về thế bao nhiêu, thì người ta gọi đó là một bên được tiên, hay tiên thủ, hay chủ động, còn một bên mất tiên, hay hậu thủ, hay bị động. Cũng có khi nói ngắn gọn là một bên nước tiên, một bên nước hậu.

  1. Ưu thế và kém thế

Căn cứ vào tình thế trận đấu diễn ra ở một giai đoạn nào đó mà đánh giá thì thấy một bên rõ ràng dễ đi hoặc các quân bố trí ở những vị trí tốt hay thế cờ đang uy hiếp đối phương, nắm quyền chủ động rất rõ. Người ta gọi đó là "ưu thế" hay "chiếm ưu". Ngược lại bên kia có thể lỗ quân, mẻ Sĩ, Tượng và bị động chống đỡ, đó là phương ngự hay đang "kém thế".

Trường hợp này khác với trường hợp trên là ở đây thế cờ kém rõ ràng và tình trạng này không dễ dàng thay đổi, nếu bên ưu không sai sót và bên kém không có những nước cao siêu đủ sức hoá giải. Như hình dưới bên Trắng ưu thế rõ.

--

    3. Thế thắng và thế thua

Đó là thế cờ mà một bên các quân đông hơn hoặc các quân đứng khống chế toàn bộ cục diện ván cờ, đang có cơ hội tấn công để giành thắng lợi cuối cùng. Bên ưu thế này đang trong "thế thắng", còn phía bên kia đang trong "thế thua".

Như hình bên, Đen mất Sĩ, mất Tượng và Mã ở vị trí xấu, trong khi các Tốt có thể bị diệt thêm. Với thế cờ này cần đánh giá: Trắng đang trong thế thắng, còn Đen đang trong thế thua.

  1. Thế cân bằng

Đó là thế cờ hai bên ngang nhau, không thể phân biệt ai hơn, ai kém. Cũng có thể đó là thế cờ rất phức tạp và hai bên đều có cơ may giành thắng lợi như nhau.

  1. Phản tiên

Khái niệm này chỉ khi bên hậu thủ hay bên bị động đối phó chơi một nước cờ cao giành lại được quyền chủ động. Thế nhưng như đã nêu ở trên, nước tiên nước hậu chỉ mới là quyền chủ động hay bị động chứ chưa phải là ưu thế, kém thế. Do đó trận đấu còn gay go, chưa rõ ràng.

  1. Lọt vào thế

Trong cờ có những tình huống các quan liên kết phối hợp để đánh đòn chí tử, diệt Tướng đối phương. Người Trung Quốc gọi là "nhập cuộc", còn ta gọi là "lọt vào thế" hoặc "trúng đòn phối hợp". Như thế cờ dưới, Đen chủ quan không nhìn thấy đòn phối hợp hai Xe và một Tốt của Trắng (hình bên)

  1. Hết nước đỡ

Khi một bên chơi một nước cờ nhắm vào chiếu bí Tướng đối phương mà đối phương không còn cách nào để cứu, thì gọi là lâm vào thế "hết nước đỡ" hay cũng gọi là thế "tuyệt sát".

  1. Được bảo vệ và không được bảo vệ

Khi một quân cờ nào đó được một quân cờ khác của phe nó bảo vệ, khiến nó không sợ một quân của đối phương có giá trị tương đương hoặc cao hơn nó uy hiếp (vì nếu quân đối phương ăn nó, sẽ bị quân bạn nó ăn lại). Người ta gọi quân cờ được bảo vệ đó là quân cờ "có căn". Trái lại, một quân cờ không được bảo vệ là "vô căn" nhưng cũng có thể một quân cờ tuy được bảo vệ đấy vẫn coi như "vô căn" vì quân uy hiếp nó có giá trị thấp hơn nó (chẳng hạn Mã bị Tốt đuổi). Hay trên danh nghĩa thì được bảo vệ nhưng thực chất chẳng bảo vệ được (do quân bạn không ăn lại được vì bị ghim) thì gọi đó là "căn giả". Căn giả cũng như vô căn, chẳng bảo vệ được quân nào.

Bạn đang đọc bài viết Bài 12: Thuật ngữ trong cờ Tướng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.