Thứ ba, 19/03/2024 12:08 (GMT+7)

'Ngành hàng không có hiện tượng đấu tranh sống còn với nhau'

MTĐT -  Thứ bảy, 30/05/2020 18:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Gần đây, ngành hàng không có hiện tượng các doanh nghiệp cạnh tranh chưa lành mạnh, đấu tranh sống còn với nhau".

Cạnh tranh chưa lành mạnh?

Chiều 30/5, phát biểu tại Hội nghị Hàng không Việt trỗi dậy và sự phục hồi kinh tế", tại FLC Quy Nhơn, do hãng hàng không Bamboo Airways tổ chức, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho rằng việc bầu trời mở cửa trở lại sẽ khởi thông cho ngành du lịch, kinh tế.

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, thế giới đánh giá là sẽ suy thoái nhanh và phục hồi nhanh khi trung tâm dịch ở châu Á. Hiện nay, trung tâm dịch ở châu Âu, còn khu vực Đông Bắc Á đã bình ổn trở lại, các chuyên gia nhận định, kinh tế thế giới sẽ phục hồi không nhanh, mất vài ba năm. Tuy nhiên, Việt Nam không suy thoái kinh tế mà suy giảm tăng trưởng. Chúng ta đã dập dịch nhanh vì vậy cần tận dụng cơ hội phục hồi kinh tế cùng khu vực Đông Bắc Á. Việt Nam phục hồi nhanh nhờ cầu nội địa và cầu thế giới, hi vọng mở cửa nhanh cùng Hong Kong và Singapore.

TS. Lê Xuân Nghĩa. Ảnh: VNE.

Chúng ta, nhìn lên bầu trời sẽ thấy cầu nội địa phát triển tốt, đây là lợi thế của ngành hàng không. Bầu trời sạch, dịch bệnh sạch rồi, chúng ta chỉ cần kích cầu. Chúng ta đã có bài học từ chính phủ Mỹ, Nhật Bản về kích cầu du lịch. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có giải pháp ở mức hạn chế vì sợ dịch bệnh kéo dài, tung hết giải pháp thì sau không còn gì để tung.

"Hôm nay, trong hội trường không ai đeo khẩu trang, sân bay, khu du lịch đông và đã trên 30 ngày không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Vì vậy, đây là cơ hội lớn của du lịch và hàng không để kích cầu và phát triển trở lại, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa khẳng định.

Với riêng FLC, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, FLC là doanh nghiệp trẻ, có tuyên ngôn vững chãi và nhiều cái nhất: An toàn nhất (máy bay mới, đi an tâm), đúng giờ nhất, dịch vụ của Bamboo Airways tốt. Ngoài ra, ông Lê Xuân Nghĩa mong muốn hãng hàng không này có quy trình chuyên nghiệp nhất, tiết kiệm thời gian nhất và tránh cho khách hàng chờ đợi mỏi mệt. Để làm được điều đó, hãng hàng không Bamboo Airways nên số hóa quy trình để tối ưu hóa và kết nối với ngành hàng không, du lịch nội địa cũng như toàn cầu. 

Bên cạnh đó, FLC và doanh nghiệp du lịch cũng nên kích cầu bằng chính sách giảm giá nhưng không giảm quá đáng, ưu tiên cho trẻ em để kích thích lớn với bố mẹ và tạo động lực cho thị trường du lịch nội địa. Cần có chính sách linh hoạt, đào tạo nhân lực phù hợp với yêu cầu của thị trường. Ngoài ra, nên có chia sẻ lợi ích công bằng giữa Tổng cục Hàng không với doanh nghiệp trong ngành. Bất cứ tổn thất nào trong ngành đều ảnh hưởng đến nền kinh tế, cần đặt lợi ích quốc gia lên trên thay vì cạnh tranh sát sườn giữa các doanh nghiệp. Quốc gia ở đây là lợi ích của người tiêu dùng và kết nối giữa người tiêu dùng với tăng trưởng kinh tế.

"Gần đây, ngành hàng không có hiện tượng các doanh nghiệp cạnh tranh chưa lành mạnh, đấu tranh sống còn với nhau. Điều này chỉ hợp với các ngành kinh doanh hàng hóa. Ngành này cần đầu tư lớn nên không thể cạnh tranh như vậy vì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của tài sản quốc gia", vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Bamboo Airways sẽ phủ kín các đường bay nội địa trong tháng 6

Khi được hỏi những khó khăn, vướng mắc và bất cập mà Bamboo Airways gặp phải trong và sau khi giãn cách xã hội, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Bamboo Airways chia sẻ trước đó, đã kiến nghị với Cục Hàng không cùng Bộ Giao thông và cơ bản đã được giải quyết. Nhìn chung, đến thời điểm này, chính phủ, các bộ ngành đều làm rất quyết liệt, chính sách cho ngành hàng không, vì thế, khó khăn đã và đang được tháo gỡ. Bộ Giao thông và Cục Hàng không đã kịp thời vào cuộc, đặc biệt là sau lệnh giãn cách xã hội.

Hiện tại, Bamboo Airways đã mở lại tới 90% đường bay, tuy nhiên, nếu trước Covid, hãng bay 150 chuyến một ngày thì hiện tại mới đạt 50%. Tuy nhiên, Ông Trịnh Văn Quyết khẳng định sẽ phủ kín các đường bay nội địa vào đầu tháng 6 và chậm nhất là tháng 7. Ông mong muốn tạo công ăn việc làm cho người lao động tốt nhất vì Bamboo Airways không bị ảnh hưởng bởi nhiều thị trường quốc tế. Ông cũng rất vui vì hãng hàng không được người dân trong nước tin tưởng, ủng hộ.

Ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục Hàng không Việt Nam, cho rằng cơ quan nhà nước luôn tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không Việt Nam, đồng thời chia sẻ với các doanh nghiệp dịch vụ như cảng hàng không, công ty phục vụ mặt đất, cung cấp suất ăn... Quan điểm của Cục Hàng không là tạo điều kiện tối đa cho các hãng hàng không, trừ trường hợp hạn chế về cơ sở hạ tầng. Ví dụ như đường bay Côn Đảo, Cục dự định cho máy bay Airbus của Bamboo Airways khai thác đường bay Hà Nội - Côn Đảo, quay về TP HCM. Hiện, vào một ngày cao điểm có tới 21 chuyến bay giữa TP HCM và Cần Thơ nối Côn Đảo. Tần suất như vậy quá lớn chỉ trong thời gian rất ngắn, trong 4 tuần từ khi hoạt động trở lại. 

Còn các điểm khác của chúng ta, hiện các chuyến bay quốc tế chưa có, chúng ta dành điều kiện đáp ứng nhu cầu nội địa, cho phép mở các hãng hàng không mới của Việt Nam. Hiện chúng ta có Vietnam Airlines, VietJet Air, Bamboo Airways. Sau nới lỏng cách ly xã hội, Vietnam Airlines và Bamboo Airways có đề xuất mở đường bay mới, nối liền các địa phương với nhau từ Hà Nội sau đó là TP HCM", ông Cường nói.

Bạn đang đọc bài viết 'Ngành hàng không có hiện tượng đấu tranh sống còn với nhau'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Không để phát sinh, hình thành “điểm nóng” về TTATXH
Năm 2024, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Quảng Bình tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng đến công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, không để phát sinh, hình thành “điểm nóng”, phức tạp về TTATXH ở cơ sở.

Tin mới