Thứ sáu, 26/04/2024 05:18 (GMT+7)

Hà Nội: Khai mạc Hội thảo đa ngành về vấn đề rác thải tại các đô thị

Cẩm Anh -  Thứ hai, 24/09/2018 14:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích chia sẻ các kết quả nghiên cứu hoạt động thu gom, tái chế rác thải chính thức và phi chính thức tại các siêu đô thị mới nổi tại TP ở Ấn Độ, Indonesia, và Hà Nội.

Tiếp nối thành công của Hội thảo quốc tế “Những hình thức mới trong việc gia tăng mật độ đô thị ở châu Á dưới góc nhìn liên ngành: Những vấn đề tiếp cận nguồn lực” được tổ chức vào tháng 11/2017, sáng ngày 24/9 tại Hà Nội, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội kết hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) tổ chức khai mạc Hội thảo đa ngành “Vấn đề rác thải, các tác nhân, không gian hoạt động phi chính thức tại các siêu đô thị mới nổi”.

Hội thảo thu hút nhiều thành phần tham dự. 

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích chia sẻ các kết quả nghiên cứu hoạt động thu gom, tái chế rác thải chính thức và phi chính thức tại các siêu đô thị mới nổi ở Mumbai (Ấn Độ), Surabaya (Indonesia), Ai Cập và đặc biệt là ở Hà Nội.

Các báo cáo viên tại hội thảo bao gồm các nhà nghiên cứu, giảng viên và đặc biệt là cả những người làm nghề thu gom và sự đóng góp của chính quyền địa phương. Phương pháp tiếp cận đa ngành này hứa hẹn góp phần cải thiện hoạt động thu gom, tái chế và giảm thiểu rác thải tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS.KTS. Lê Quân – Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, hiện trạng rác thải ở Việt Nam đang thực sự đáng lo ngại.

PGS.TS.KTS. Lê Quân – Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 

Cụ thể, tại TP. Hà Nội, khối lượng rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một năm, tổng lượng rác thải mỗi ngày tại Hà Nội lên tới hơn 6.000 tấn/ngày. TP. Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỷ đồng để xử lý.

“Nghiên cứu về rác dưới góc nhìn của kiến trúc sư, nhà cảnh quan, nhà quy hoạch sẽ mang lại góc tiếp cận mới mẻ, đầy màu sắc tới lĩnh vực tưởng chừng chỉ dành riêng cho các kỹ sư”, ông Quân nhấn mạnh.

Mô hình trong triển lãm "Khu vực đồng nát năng động tại Hà Nội”. 
Những bức ảnh sinh động về đồng nát - một nghề phi chính thức. 

Hội thảo đa ngành “Vấn đề rác thải, các tác nhân, không gian hoạt động phi chính thức tại các siêu đô thị mới nổi” sẽ diễn ra liên tục từ ngày 24/9 – 27/9/2018.

Trong đó, tại phiên làm việc vào ngày 24/9, hội thảo sẽ trình bày các báo cáo và thảo luận, ngày 25/9, hội thảo trình bày phương pháp luận và chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến việc quản lý rác thải tại đô thị.

Trong 2 ngày 26 và 27/9, hội thảo sẽ tổ chức tham quan thực tế tại các làng nghề tái chế nhựa Minh Khai và làng nghề tái chế giấy Phong Khê, tham quan ba điểm thu gom phế liệu của Hà Nội gồm khu vực gần nhà ga Hà Nội, làng Triều Khúc và khu Văn Quán.

Đồng thời, bên lề hội thảo khách mời sẽ được tham quan triển lãm “Khu vực đồng nát năng động tại Hà Nội”. Triển lãm chính thức diễn ra vào lúc 13h45 – 15h ngày 24/9 tại phòng H101 – Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Khai mạc Hội thảo đa ngành về vấn đề rác thải tại các đô thị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.