Thứ ba, 23/04/2024 22:52 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 31/5/2020

MTĐT -  Chủ nhật, 31/05/2020 08:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 31/5/2020. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 31/5/2020 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

TP.HCM muốn đẩy nhanh dự án 4.800 tỷ 'giải cứu' nạn kẹt xe sân bay

TP.HCM muốn triển khai dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa nhằm giảm ùn tắc tại cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất. Dự án có chiều dài 4,4 km với tổng mức đầu tư 4.800 tỷ.

UBND TP.HCM vừa gửi văn bản tới Bộ GTVT về việc thống nhất quy mô dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa nhằm giảm ùn tắc tại cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo UBND TP.HCM, nhằm phục vụ việc khai thác nhà ga hành khách T3 theo quy hoạch, Bộ Quốc phòng và Bộ GTVT đã thống nhất với UBND TP.HCM chủ trương mở tuyến đường nối từ đường Trần Quốc Hoàn đến đường Cộng Hòa. Tuyến đường này được kỳ vọng sẽ từng bước kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực sân bay.

Dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa được HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư công vào tháng 2/2019. Tuy nhiên, ngày 25/2, Bộ GTVT có công văn về phương án điều chỉnh đoạn qua khu dân cư đường Trần Văn Dư và đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu phương án không lấn vào đất quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã được Bộ GTVT phê duyệt.

Một đoạn trên đường Trần Quốc Hoàn. Ảnh: Lê Quân.

Do đó, UBND TP.HCM đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư) hoàn thiện phương án ranh giới dự án đảm bảo nguyên tắc không lấn vào đất quy hoạch sân bay. Đến nay, việc nghiên cứu đã hoàn thành.

Theo UBND TP, ngày 19/5, Thủ tướng đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất với tiến độ dự kiến khoảng 37 tháng từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư.

Nhằm đẩy nhanh dự án đường nối đồng bộ với tiến độ xây nhà ga T3, thành phố kiến nghị Bộ GTVT thống nhất quy mô, phương án ranh giới dự án. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan đơn vị trực thuộc phối hợp với Sở GTVT TP.HCM cùng triển khai dự án để đảm bảo tiến độ.

Dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa là công trình trọng điểm nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông cho khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Dự án sau khi điều chỉnh có chiều dài 4,4 km với tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng, bao gồm chi phí xây lắp và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Tuy nhiên sau đó, Bộ GTVT đã duyệt điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất tới năm 2030 - xây thêm nhà ga T3, nâng công suất sân bay lên gấp đôi (50 triệu lượt hành khách mỗi năm) dẫn đến áp lực giao thông quanh sân bay tăng cao.

Vì vậy, dự án đã được điều chỉnh quy mô đầu tư. Thay vì 4 đoạn với quy mô 4 làn xe rộng từ 20-22 m như năm 2016, dự án được điều chỉnh thành 5 đoạn với quy mô 6 làn xe, rộng 29,5-48 m.

Hơn 1.651 tỷ đồng thanh toán dự án cầu vượt 3 tầng ở Đà Nẵng

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị điều chỉnh giảm số tiền hơn 1.651 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 và năm 2020 của Bộ GTVT; đồng thời, giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 và năm 2020 cho UBND TP Đà Nẵng số tiền hơn 1.651 tỷ đồng để thanh toán cho Dự án nút giao thông khác mức tại nút giao thông Ngã ba Huế, TP Đà Nẵng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện Nghị quyết này và quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng pháp luật, đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.

Cầu vượt 3 tầng ngã ba Huế (Đà Nẵng).

Được biết, công trình nút giao thông ngã ba Huế khởi công ngày 28/9/2013 và khánh thành, đưa vào sử dụng vào ngày 29/3/2015. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT). Công trình cầu vượt này được thiết kế 3 tầng, với tầng mặt đất, tầng 1 (vòng xuyến) và tầng 2 (dây văng).

Việc hoàn thành cầu vượt Ngã ba Huế góp phần vào việc giảm thiểu ùn tắc giao thông giữa tuyến Quốc lộ 1A giao với đường sắt Bắc Nam, đồng thời tạo điểm nhấn về kiến trúc cho thành phố giữa khu đô thị nhộn nhịp để thu hút du lịch và thương mại.

Dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện thanh toán cho nhà đầu tư (Công ty CP Trung Nam).

Dự án nút giao Ngã ba Huế sẽ được giải ngân trên 1.651 tỉ

Ngày 30-5, theo nguồn tin của PLO, thay mặt Ủy Ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ban hành Nghị quyết số 952 về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và hàng năm từ Bộ GTVT sang UBND TP Đà Nẵng cho Dự án nút giao thông khác mức Ngã ba Huế, TP Đà Nẵng.

Nút giao thông Ngã ba Huế. Ảnh: HA.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị điều chỉnh giảm số tiền trên 1.651 tỉ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 và năm 2020 của Bộ GTVT.

Đồng thời, giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 và năm 2020 cho UBND TP Đà Nẵng số tiền trên để thanh toán cho Dự án nút giao thông khác mức Ngã ba Huế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện nghị quyết này và quản lý sử dụng nguồn vốn đúng pháp luật, đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.
Ủy ban Tài chính ngân sách, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp và Kiểm toán nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, giám sát, kiểm toán việc thực hiện.

Được biết, nút giao thông Ngã ba Huế được đưa vào sử dụng từ ngày 29-3-2015 nhưng đến nay mới có phương án trả nợ cụ thể cho nhà đầu tư Công ty TNHH BT Ngã ba Huế Trung Nam.

Thanh Hóa: Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoằng Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070

Theo đó, với quy mô dân số toàn huyện đến năm 2030 khoảng 283.918 người, trong đó dân số đô thị khoảng 141.959 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 50%; đến năm 2040, dân số toàn huyện khoảng 343.389 người, trong đó dân số đô thị khoảng 240.372 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 70%.

Về tính chất, chức năng, Hoằng Hóa là vùng phát triển về kinh tế biển, trong đó thế mạnh là phát triển dịch vụ thương mại, du lịch và thủy sản, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trở thành cửa ngõ quan trọng của vùng trung tâm đô thị thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, bảo đảm chức năng hỗ trợ phát triển cho 2 thành phố lớn của tỉnh.

Ảnh minh họa.

Về định hướng phát triển không gian vùng, huyện hình thành 3 tiểu vùng: Tiểu vùng 1 (vùng đồng) gồm 13 xã nằm phía Tây Bắc sông Lạch Trường; Tiểu vùng 2 (vùng trung tâm) gồm 15 xã nằm giữa sông Cung và sông Lạch Trường; Tiểu vùng 3 (vùng ven biển) gồm 8 xã vùng biển nằm phía Đông sông Cung.

Về hệ thống đô thị, định hướng đến năm 2030, huyện Hoằng Hóa tập trung phát triển đô thị trên địa bàn huyện theo các tiêu chí đô thị loại IV, trong đó ưu tiên phát triển 5 đô thị (thị trấn Bút Sơn, đô thị Hải Tiến, đô thị Phú Quý, đô thị Thịnh Lộc, đô thị Thanh Ngọc); Định hướng đến năm 2040, tiếp tục tập trung phát triển các đô thị trên địa bàn huyện, toàn huyện đạt tiêu chí đô thị loại III; Định hướng sau năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070, nâng cao các tiêu chí đô thị loại III, phấn đấu xây dựng huyện Hoằng Hóa trở thành thị xã.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 31/5/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới