Thứ năm, 28/03/2024 23:19 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 17/2/2019

MTĐT -  Chủ nhật, 17/02/2019 12:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 17/2/2019. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 17/2/2019 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổnng hợp.

Jakarta có tàu điện ngầm

Jakarta sẽ có hệ thống tàu điện ngầm cao tốc mới và Chính phủ Indonesia hy vọng đây sẽ là bước đầu tiên trên con đường giải tỏa cơn ác mộng tắc nghẽn giao thông của Jakarta.

Bất cứ ai đến thăm Jakarta đều biết tình trạng tắc nghẽn giao thông khủng khiếp đến mức nào. Jakarta sẽ có hệ thống tàu điện ngầm cao tốc mới và Chính phủ Indonesia hy vọng đây sẽ là bước đầu tiên trên con đường giải tỏa cơn ác mộng tắc nghẽn giao thông của Jakarta. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu hoạt động vào tháng 3 với 14 chuyến tàu hoạt động từ 5 giờ sáng đến nửa đêm.

Tàu do Công ty Nippon Sharyo của Nhật Bản sản xuất, mỗi chuyến có thể chở 1.950 hành khách  với tốc độ từ 80km/giờ tại đường ray trên cao và 100km/giờ dưới lòng đất. Tuyến đường dài 15,7km giữa Lebak Bulus nối ngoại ô phía Nam và trung tâm Jakarta.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành cần phải hoàn thành trước năm 2020

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thúc tiến độ, và chỉ đạo dự án phải được hoàn thành trước năm 2020 để phục vụ người dân các tỉnh thành phía Nam.

Theo Tổng công ty đầu tư Phát triển đường Cao tốc Việt Nam cho biết: Hiện nay, công tác GPMB tại đoạn 1, phía Tây (A1-A4): còn vướng 26 hộ thuộc huyện Bình Chánh Tp.HCM. Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 03/8/2018, UBND Tp.HCM cam kết sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng còn lại trong tháng 9/2018, tuy nhiên do vướng mắc về chính sách ( giá đền bù không thỏa đáng, tái định cư chưa hợp lý,…) và tranh chấp khiếu kiện tại tòa án nên đến nay các tồn tại nêu trên vẫn chưa được giải quyết.

Đoạn 3, phía Đông (gói thầu A5-A7): Đã bàn giao mặt bằng được 1.090/1.223 hộ ( đạt trên 90%), còn vướng 133/1.223 hộ ( trong đó có 55 hộ đã nhận tiền đền bù nhưng chưa bàn giao do mới nhận nền tái định cư chờ xây lại nhà). Tình hình thi công hiện nay đạt 71,68% tổng giá trị xấy lắp mà các gói thầu đã triển khai.

Cũng theo Tổng công ty đầu tư Phát triển đường Cao tốc Việt Nam cho biết thêm: Tình hình chung trong công tác GPMB là có những vướng mắc trong chuyện đền bù, tái định cư cho các hộ dân nằm trên khu vực thi công dự án tập trung tại huyện Bình Chánh-Tp.HCM và các huyện Nhơn Trạch- Long Thành tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm tiến độ cho dự án (các gói thầu phía Tây chỉ mới đạt khoảng 85% chậm so với kế hoạch đã được điều chỉnh từ 14,5 đến 37%).

Bên cạnh đó, hiện nay năng lực máy móc thiết bị và nhân sự của các gói thầu thiếu, nguồn tài chính không đảm bảo nên việc thi công chậm tiến độ đề ra. Đặc biệt gói thầu A4 đến này không còn nguồn lực tài chính để thi công. Các thay đổi bổ sung thiết kế kỹ thuật của các gói thầu nhiều và phức tạp, hiện tại các nhà thầu đang lập cơ sở thiết kế điều chỉnh (gói A6) và thiết kế đề xuất phương án cho cầu Thị Vải (gói thầu A7).Với các vướng mắc nêu trên tiến độ của các gói thầu phần vốn ADB phía Đông rất khó khăn. VEC đang cố gắng giải quyết các vướng mắc đẩy nhanh công tác thi công, đảm bảo tiến độ cuối năm 2020 kết thúc, theo thời gian đóng khoản vay của Hiệp định.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh: với tình hình thực hiện tại các gói thầu trên thì khả năng kéo dài rất cao. Bộ yêu cầu chủ đầu tư gấp rút giải quyết các vướng mắc về công tác GPMB. Khẩn trương hoàn tất và rà soát các đề nghị của nhà thầu về việc hướng dẫn các văn bản, thủ tục để gia hạn hợp đồng. Đồng thời các bên nhu chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu,… cần ngồi lại để làm việc cụ thể với nhau và tập trung thi công trong thời gian tới.

Riêng các gói thầu phía Đông (A5,A6,A7) tuy có cố gắng nhưng so với tiến độ chung vẫn chậm, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị kiện toàn lại công tác điều hành, nhân sự, phân định rõ trách nhiệm của các bên. Nếu nhà thầu, tư vấn không tuân thủ cần xử lý theo hợp đồng, thậm chí thay đổi nhà thầu, thay đổi tư vấn.

TP Hà Nội lập đoàn kiểm tra xử lý vi phạm trật tự xây dựng tồn đọng

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành Quyết định 93/QĐ-SXD ngày 14-2-2019 thành lập Đoàn kiểm tra, đôn đốc xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng năm 2015-2016 trên địa bàn thành phố.

Đoàn kiểm tra gồm 21 người do Phó Giám đốc Sở Xây dựng Trần Việt Trung làm Trưởng đoàn. Theo kế hoạch, đoàn sẽ kiểm tra việc triển khai thực hiện của UBND quận, huyện: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Hoài Đức, Thạch Thất trong việc xử lý 43 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng năm 2015-2016 trên địa bàn. Đồng thời tổ chức làm việc, kiểm tra thực tế tại các công trình xây dựng vi phạm; hướng dẫn, đôn đốc UBND các quận, huyện trong việc xử lý vi phạm.

Căn cứ kết quả kiểm tra, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác xử lý các trường hợp còn tồn đọng và các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý trật tự xây dựng; xác định nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp khắc phục theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị; báo cáo thành phố kết quả thực hiện.

TP HCM: Chào bán 7.000 căn hộ tái định cư

Theo UBND TP HCM, hiện nay Thành phố cần bán hơn 7.000 căn hộ tái định cư chưa sử dụng bởi để lâu sẽ xuống cấp. Đồng thời, trong thời gian tới TP sẽ hạn chế tối đa xây mới dự án nhà tái định cư.

Các căn hộ tái định cư này chủ yếu tập trung ở quận 2 và quận 4 (TP HCM), trong đó có 1.080 căn hộ trong khu 38,4ha thuộc phường Bình Khánh, quận 2 phục vụ tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Giá chốt cho việc bán 1.080 căn hộ tái định cư khu 38,4ha, giá bán, giá thuê không kinh doanh được tính bằng giá bán tái định cư nhân với 1,8 lần. Giá thuê không kinh doanh được xác định trên cơ sở giá bán không kinh doanh khấu hao 30 năm. Đây là những căn hộ thuộc Chương trình xây dựng 12.500 căn hộ phục vụ bố trí tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Hiện TP HCM có hơn 14.000 căn hộ tái định cư, nhiều nhất là tại khu quận 2 trong dự án Khu dân cư tái định cư 38,4 ha (P.Bình Khánh) với hơn 12.000 căn hộ. Tại khu khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) là hơn 2.000 căn hộ. Điểm chung của các dự án này đó là đều vắng bóng người ở và xuống cấp nghiêm trọng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 17/2/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.