Thứ sáu, 29/03/2024 22:16 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 13/3/2019

MTĐT -  Thứ tư, 13/03/2019 10:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 13/3/2019. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 13/3/2019 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổnng hợp.

Mở rộng Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh lên 4.600km2

Ông Nguyễn Minh Trí (Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch tỉnh Quảng Ngãi) xác nhận, công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh đang được đề xuất mở rộng diện tích; trong đó, phần đất liền lên 2.016 km2 với dân số khoảng 900.000 người, bao gồm các huyện: Lý Sơn, Bình Sơn, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tịnh, TP. Quảng Ngãi và các xã ven biển của huyện Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ. Phần diện tích mặt nước được mở rộng lên 2.617km2. Được biết, Công viên địa chất Lý Sơn ban đầu thành lập có diện tích hơn 100 km2, bao gồm huyện đảo Lý Sơn và vùng ven biển xã Bình Châu, Bình Hải (huyện Bình Sơn).

Ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở VH, TT&DL tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 1/3 vừa qua, Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh tổ chức Hội nghị cập nhật tiến độ thực hiện Đề án xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh và thảo luận Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2019.

Tại đây, Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết, từ tháng 1/2018, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản phối hợp BQL Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh tiến hành 11 đợt khảo sát địa chất khoáng sản, địa mạo cảnh quan, địa văn hóa tại 9 huyện, thành phố tỉnh Quảng Ngãi với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế như Pháp, New Zealand, Nhật, Hàn Quốc.

Số điểm khảo sát là 1.130 điểm ở Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh, lấy mẫu 189 mẫu lát mỏng, 100 mẫu địa hóa, 69 mẫu giã đãi. Khảo sát thực địa 90 điểm trên 3 tuyến: Quảng Ngãi - Dung Quất, Quảng Ngãi - Sa Huỳnh, Quảng Ngãi - Trà Bồng và huyện đảo Lý Sơn.
Năm 2019, Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh tiếp tục hoàn chỉnh định tuyến du lịch, thiết kế nội dung biển bảng giới thiệu các điểm di sản; quảng bá hình ảnh.

Các chuyên gia nước ngoài và trong nước đầu ngành trong nước và quốc tế đều nhận định Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh hoàn toàn có đầy đủ tiềm năng, triển vọng để trở thành thành viên mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO. Theo các chuyên gia, thời gian tới Ban quản lý Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh cần nâng cao nhận thức của cấp chính quyền trong việc xác định giá trị của di sản; có biện pháp khoanh vùng bảo vệ, đồng thời, tuyên truyền cộng đồng trong khu vực Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh tích cực tham gia bảo vệ và khai thác di sản có hiệu quả;...

 Các chuyên gia cũng khẩn thiết đề nghị chính quyền quan tâm xử lý rác thải, bảo vệ môi trường trong khu vực công viên địa chất, ít nhất là tại 81 điểm tham quan. Có như vậy mới bảo vệ và phát huy được giá trị của công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh.

Dự kiến hồ sơ “Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh” sẽ được hoàn chỉnh vào tháng 11/2019 để trình UNESCO.
Nhấn mạnh nền tảng quan trọng bậc nhất hiện nay để quản lý đô thị một cách văn minh, hiện đại là quy hoạch tổng thể phát triển đô thị, ông Chủng cho biết, việc xây dựng quy hoạch này phải căn cứ vào hành lang pháp luật về kỹ thuật là quy chuẩn và tiêu chuẩn, trong đó quy chuẩn là hành lang kỹ thuật có giá trị pháp lý cao nhất.

"Nếu có quy hoạch rồi mà phát triển nhà cao tầng lộn xộn, mật độ cao chính là do đã không tuân thủ quy hoạch mà ở đó đã quy định khu vực nào được xây nhà cao tầng, cao bao nhiêu, tầm nhìn thế nào... Lỗi ấy thuộc về người quản lý phát triển đô thị.

Chúng ta nói nhiều về việc xây dựng một chính quyền đô thị nhưng cách quản lý lại vẫn tùy tiện, luộm thuộm.

Ở các quốc gia trên thế giới, quy hoạch phát triển đô thị định hình rất lâu, tầm nhìn 30-40 năm, thậm chí ở một số quốc gia phát triển, quy hoạch định hình cách đây 3-4 thế kỷ vẫn hiện diện. Ngay các quốc gia bên cạnh Việt Nam, như Lào, Campuchia, Thái Lan quản lý quy hoạch đô thị rất tốt.

Trong khi đó, tại Việt Nam, sự đầu tư cho công tác quy hoạch chưa tương xứng, cách thức làm quy hoạch không ổn, nay điều chỉnh mai điều chỉnh, mỗi lãnh đạo lên lại điều chỉnh, rồi cơ chế xin-cho.

Nếu đã có quy hoạch, trong đó quy định rõ khu vực này chỉ được xây nhà bao nhiêu tầng, màu sắc, quy mô thế nào, chẳng hạn khu vực đó chỉ xây khách sạn, trung tâm thương mại thì phải làm đúng, ai có tiền thì đấu thầu làm. Khi đã tường minh như vậy thì sẽ minh bạch, không còn chuyện xin", PGS.TS Trần Chủng phân tích.

Nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cũng lưu ý, trong quá trình thực hiện hành lang pháp lý về kỹ thuật, nếu thực tế yêu cầu thì phải chỉnh sửa cho phù hợp. Việc chỉnh sửa này rất quan trọng, phải tổ chức hội thảo, có sự tham gia các nhà khoa học, chuyên môn.

Trong khi đó, về vấn đề này, KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, để kiểm soát việc xây dựng và quản lý nhà cao tầng chắc chắn hệ thống văn bản pháp quy cần được đổi mới, bắt đầu từ việc xác định các tiêu chí của kiến trúc cao tầng.

Quy chuẩn quy hoạch xây dựng 01: 2008/BXD với các quy định về chỉ tiêu quy hoạch và quản lý hệ thống công trình cao tầng nội đô còn nhiều bất cập. Nội hàm các tiêu chí về kiến trúc, giao thông, hạ tầng, cảnh quan, an toàn và tiện nghi chưa được làm rõ.

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất cho khu vực được xây dựng cao tầng chưa được xác định một cách đồng bộ, thống nhất. Một số quy định về vị trí, về điểm nhấn kiến trúc và nhất là tổ chức không gian, hình thức kiến trúc cao tầng... chưa được xác định cụ thể để quản lý chặt chẽ.

Việc thiết kế đô thị chưa quan tâm đúng mức cho các tuyến phố, các lô phố trong đô thị nói chung và những khu vực có nhà cao tầng nói riêng.

Tại Hà Nội, khu vực nội đô, nội đô lịch sử phần lớn là các phố nhỏ với kiến trúc công trình nhỏ, nhà ở gắn liền với phương thức kinh doanh theo kiểu phố chợ (khu phố cổ Hà Nội) hoặc nhà ở theo kiểu biệt thự, nhà liền kề, nhà công sở hành chính, bệnh viện, không gian công cộng, nhà ga, …
Tại khu vực này có hệ số sử dụng đất thấp. Việc thiết kế nhà cao tầng hầu như chỉ tập trung vào từng công trình cụ thể, chưa quan tâm nhiều đến tổng thể không gian đô thị về tính hài hòa, tỷ lệ tương thích giữa nhà cao tầng với không gian xung quanh. Nhiều công trình không có khoảng lùi hoặc khoảng lùi không đáng kể, làm cho không gian xung quanh thêm chật chội...

Theo ông Chính, với khoảng thời gian 20 năm kể từ năm 1998 đến nay, đã có hàng trăm công trình cao tầng (theo quy định từ 9 tầng trở lên) được xây dựng.

 Quá tải chung cư cao tầng nội đô Hà Nội
20 năm qua kể từ khi đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Hà Nội được phê duyệt tại Quyết định 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998, Hà Nội đã có sự bùng nổ về số lượng nhà cao tầng.

Việc xây dựng nhà cao tầng ở khu vực nội đô với diện tích sàn tăng lên, số người tập trung cao hơn…, theo giới chuyên môn, gây quá tải cho cơ sở hệ thống hạ tầng hiện hữu.

Sự gia tăng do nhu cầu đi lại, gia tăng phương tiện giao thông, thiếu bãi đỗ xe, cùng với việc lấn chiếm hè phố, lòng đường với nhiều mục đích khác nhau dẫn đến tình trạng ùn tắc, tắc nghẽn giao thông tại khu vực này.

Tình trạng nước cấp không đủ áp lực, lưu lượng nước cấp không đáp ứng nhu cầu, chất lượng nước không đảm bảo… đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân đô thị.

Hệ thống thoát nước hoạt động kém hiệu quả gây ngập úng, việc thu gom, vận chuyển rác có nguy cơ mất vệ sinh ảnh hưởng đến môi trường, nguy cơ mất an toàn trong phòng chống cháy, nổ…là những hệ quả không mong muốn trong quá trình xây dựng và phát triển nhà cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội.

Nhìn một cách tổng quát, PGS.TS Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng, cho rằng, bất kỳ một thành phố nào cũng đều có quy hoạch tổng thể phát triển đô thị.Trong quy hoạch đó quy định rất rõ khu vực phát triển cao tầng, khu vực nào phát triển thấp tầng, đồng thời thể hiện rất rõ mối quan hệ của sự phát triển nhà cao tầng với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội kèm theo như đường sá, cấp nước, thoát nước, trường học, bệnh viện...

Hà Nội chốt thời gian thực hiện đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2019-2020
UBND TP. Hà Nô%3ḅi vừa yêu cầu các sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của Thành phố giai đoạn 2019-2020 và chốt thời gian hoàn thành các dự án.
Đối với các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, dự kiến bố trí vốn thực hiện năm 2020, chủ đầu tư chủ động đẩy nhanh tiến độ lập, trình thẩm định, phê duyệt quyết định đầu tư dự án theo quy định để đủ điều kiện ghi kế hoạch vốn thực hiện dự án trong năm 2019 khi Thành phố có phương án sử dụng nguồn tăng thu, kết dư ngân sách. Đối với các dự án còn lại, chậm nhất đến ngày 31/10/2019 phải phê duyệt dự án đầu tư để đủ điều kiện ghi kế hoạch năm 2020.

Đối với các dự án đầu tư công cấp huyện được ngân sách Thành phố hỗ trợ, phải hoàn thiện thủ tục đầu tư phê duyệt hoặc phê duyệt điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo đúng nội dung đã được HĐND TP phê duyệt, trường hợp tổng mức đầu tư dự án lớn hơn mức vốn ngân sách Thành phố hỗ trợ, ngân sách cấp huyện cân đối, bố trí phần còn lại để thực hiện hoàn thành dự án đảm bảo tiến độ. Thời hạn hoàn thành chậm nhất đến ngày 30/6/2019.

Đối với các dự án thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện đã được HĐND quyết nghị thực hiện theo cơ chế ngân sách Thành phố hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho cấp huyện tại Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 4/12/2018; các Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành của Thành phố thực hiện bàn giao lại hồ sơ đã tiếp nhận từ các huyện. Thời hạn hoàn thành bàn giao chậm nhất đến ngày 15/3/2019.

Thành phố cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, UBND các huyện Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì xây dựng, đề xuất cơ chế đặc thù về nguồn vốn triển khai thực hiện đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc nhiệm vụ ngân sách Thành phố trên địa bàn theo lộ trình được cấp thẩm quyền phê duyệt đảm bảo các tiêu chí xây dựng huyện thành quận để trình HĐND TP phê duyệt phù hợp với điều kiện cụ thể của từng huyện và khả năng cân đối ngân sách Thành phố làm căn cứ triển khai thực hiện giai đoạn 2019-2020 và những năm tiếp theo. Thời hạn hoàn thành theo tiến độ Đề án phát triển thành quận của mỗi huyện được phê duyệt.

Thành phố cũng giao các đơn vị hoàn thiện thủ tục phê duyệt điều chỉnh (gia hạn) thời gian thực hiện đối với 24 dự án xây dựng cơ bản tập trung có thời hạn hoàn thành trong năm 2018 chậm nhất đến ngày 31/3/2019 theo đúng chỉ đạo của UBND TP tại Văn bản số 6330/UBND-KH&ĐT ngày 26/12/2018.

Về tiến độ khởi công mới công trình các dự án bố trí vốn thực hiện tại kế hoạch giao đầu năm (năm 2019, kế hoạch giao đầu năm bố trí vốn khởi công mới 114 dự án): Đối với các dự án không có vướng mắc về mặt bằng, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục lập, trình thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán công trình để tổ chức lựa chọn nhà thầu, khởi công công trình trước ngày 30/5 năm kế hoạch.

Đối với các dự án có vướng mắc về mặt bằng và các nguyên nhân khác, chủ đầu tư rà soát, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị liên quan, để đề xuất giải pháp, báo cáo cấp thẩm quyền đôn đốc, chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đảm bảo khởi công công trình trước ngày 30/8 năm kế hoạch.

Đối với tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch năm 2019, 2020, UBND TP yêu cầu các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan tập trung quyết liệt triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn được giao (bao gồm cả phần kế hoạch vốn kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán của kế hoạch năm trước theo quy định) của các dự án ngay từ những tháng đầu năm; đảm bảo 8 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân không thấp hơn 50% kế hoạch vốn được giao và phấn đấu kết thúc năm ngân sách, giải ngân đạt 100% kế hoạch giao.

Phạm Giang (TH)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 13/3/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới