Thứ năm, 18/04/2024 16:21 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 11/10/2018

MTĐT -  Thứ năm, 11/10/2018 09:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 11/10/2018. Tin tức đô thị mới nhất ngày 11/10/2018 do Môi trường và Đô thị tổng hợp, cập nhật.

TP. HCM đình chỉ hoạt động hàng loạt bến thủy nội địa

Chiều 10/10, Sở Giao thông vận tải TP. HCM cho biết, Sở đã đình chỉ hoạt động hàng loạt bến thủy nội địa trên địa bàn TP. Lý do, các bến này đã hết hạn giấy phép, không còn nhu cầu hoạt động.

Sở GTVT yêu cầu trong thời gian 10 ngày kề từ ngày có Quyết định, chủ các bến phải có trách nhiệm thanh thải biển báo hiệu, bích neo, chướng ngại vật (nếu có) trong phạm vì sử dụng vùng nước trước bến.

Cụ thể, chấm dứt hoạt động đối với 8 bến thủy nội địa như sau:

Bến thủy nội địa Sông Đà: tại vị trí từ Km 36+000 đến Km 36+060 phía bờ trái sông Sài Gòn thuộc phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Sông Đà (địa chỉ số 14B Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, TP.HCM);

Bến thủy nội địa Chí Hiếu: tại vị trí Km 32+300 đến km 32+350 phía bờ trái sông Sài Gòn thuộc phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức của Công ty TNHH xây dựng thưong mại Chí Hiếu (địa chỉ số 70 đường số 18, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM);

Bến thủy nội địa Đại Hưng Phát: trên sông Sài Gòn thuộc phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức của Công ty TNHH xây dựng và trang trí nội thất Đại Hưng Phát;

Bến thủy nội địa Hiệp Thành Công tại bờ trái rạch Giồng, cách cầu Kinh Lộ 1.600m về phía thượng lưu thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè của Công tỵ TNHH xây dựng Thương mại Dịch vụ Hiệp Thành Công (địa chỉ số 38 Phạm Viết Chánh, phường 19, quận Bình Thạnh, TP.HCM);

Bến thủy nội địa Lê Thị Ánh tại bờ phải sông Phú Xuân, cách cầu Phú Xuân 180m về phía hạ lưu thuộc thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè của bà Lê Thị Ánh (địa chi 22/4B, Khu phố 4, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TP.HCM);

Bến thủy nội địa tiếp nhận nhiên liệu tại bờ trái sông Phú Xuân, cách cầu Phú Xuân 190m về phía hạ lưu thuộc phường Phú Mỹ, quận 7 của Công ty cổ phần nhiên liệu Sài Gòn (địa chỉ số 146E Nguyễn Đình Chính, phường 8, quận Phú Nhuận);

Bến thủy nội địa Tân Phú Thịnh tại bờ trái sông Đồng Điền cách ngã ba rạch Bà Chiêm - Bà Chùa - Lấp Dầu 85Om về phía hạ lưu thuộc xã Long Thới, huyện Nhà Bè của Công ty cổ phần Xây dựng Đầu tư và phát triển cảng biển Tân Phú Thịnh (địa chỉ số 48 Huynh Khương Ninh, phường 3, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu);

Bến thủy nội địa Phú Thạnh tại bờ phải sông Soài Rạp, cách rạch Bống Lương 165m về phía hạ lưu thuộc xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè của Hợp tác xã cơ khí Phú Thạnh (địa chỉ số 12/11A Nguyễn Bình, xâ Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TPHCM)…

Lấy ý kiến về hiệu quả hoạt động đài truyền thanh xã, phường, thị trấn

Thực hiện Quyết định số 5133/QĐ-UBND ngày 1-8-2017 của UBND thành phố phê duyệt Đề án “Sắp xếp lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đài truyền thanh phường, xã, thị trấn trên địa bàn TP Hà Nội” (Đề án 5133); Thông báo số 839/TBKL-UBND ngày 4-9-2018 của UBND thành phố về kết luận của tập thể UBND thành phố tại cuộc họp nghe báo cáo “Quy chế hoạt động của đài truyền thanh xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP Hà Nội”, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành khảo sát, lấy ý kiến về một số nội dung thực hiện Đề án 5133.

Nội dung khảo sát, lấy ý kiến gồm thực hiện giảm số lượng loa và cụm loa tại các phường thuộc quận; triển khai thiết bị thông minh thay thế loa truyền thanh phường. Đây là những căn cứ để Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND thành phố xem xét, phê duyệt “Phương án sắp xếp đài truyền thanh xã, phường, thị trấn”, “Phương án triển khai thiết bị thông minh thay thế loa truyền thanh phường” và “Quy chế hoạt động của đài truyền thanh xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP Hà Nội”.

Sẽ di dời hơn 4.000 hộ dân ra khỏi Kinh thành Huế

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã gửi các bộ, ngành trung ương để trình Thủ tướng xem xét, quyết định về đề án Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại khu vực 1 di tích kinh thành Huế, thuộc quần thể di tích cố đô Huế. Đây là dự án di dời dân được xem là lớn nhất từ trước đến nay của địa phương này với hơn 4.200 hộ, hàng ngàn nhân khẩu và kinh phí thực hiện trên 4.100 tỉ đồng.

Mục tiêu dự án là nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích cố đô Huế đã được Thủ tướng phê duyệt. Đồng thời chỉnh trang đô thị di sản, ổn định cuộc sống cho khoảng 1,5 vạn dân, bảo tồn di sản cố đô Huế, tạo sản phẩm du lịch để tăng nguồn thu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bên cạnh đó, góp phần thực hiện chủ trương giãn dân để giảm mật độ tham gia giao thông khu vực nội thành, bảo đảm an toàn cho khách tham quan.

Ông Phan Văn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (một trong các đơn vị thực hiện đề án), khẳng định đến nay UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hoàn thành đề án trên và có 2 tờ trình gửi Chính phủ để lấy ý kiến các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường và nhận được ý kiến quan tâm, ủng hộ cao.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ, đây là một đề án lớn không chỉ nhằm gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử và bảo tồn các giá trị văn hóa do tiền nhân để lại cũng như đảm bảo môi trường, chỉnh trang cảnh quan đô thị và phát huy giá trị di tích phục vụ cho phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mà còn ổn định và nâng cao đời sống của hàng nghìn người dân sinh sống trong các khu vực di tích. Cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu và đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.  

Hà Nội trở thành một trong số những siêu đô thị trên thế giới

Kể từ sau khi mở rộng địa giới hành chính cách đây 10 năm, Hà Nội trở thành một trong số những siêu đô thị trên thế giới về diện tích và quy mô dân số.

Tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số nhanh chóng dẫn đến rất nhiều thách thức trong vấn đề về quy hoạch và an sinh xã hội. Nhận thức được điều này, thành phố Hà Nội đã đưa ra định hướng phát triển mô hình thành phố thông minh với kỳ vọng giải quyết những thách thức trên và mang lại sự tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân tại thành phố.

Với diện tích hơn 3.300 km2, dân số hơn 7 triệu người, Hà Nội trở thành một siêu đô thị sau khi điều chỉnh địa giới hành chính cách đây 10 năm. Tuy nhiên diện tích đất rộng và sự không đồng bộ trong hạ tầng cũng đòi hỏi thành phố Hà Nội phải có những chiến lược quản lý và phát triển đô thị một cách đặc biệt.

Bà Đỗ Tú Lan - Nguyên Phó cục trưởng Cục phát triển hạ tầng đô thị, Bộ Xây dựng cho biết: "Tiếp cận với thành phố thông minh là một xu hướng tất yếu cho Hà Nội. Chúng ta có phố cổ, phố cũ, khu vực xây mới và những mảnh ghép từ sự mở rộng. Đất đai rất rộng và đa dạng như vậy nếu không sử dụng hệ thống quản trị thông minh, sẽ rất khó để quản lý và phát triển đô thị bền vững".

Do đó Hà Nội đã ban hành Kế hoạch với mục tiêu xây dựng thành phố thông minh, trong đó xây dựng một trung tâm điều hành thông minh là bước khởi đầu để Hà Nội hướng tới một mô hình đô thị thông minh trong thời gian tới. Ngoài ra, thành phố cũng xác định những lĩnh vực trọng điểm để phát triển, tập trung vào 3 lĩnh vực về giao thông thông minh, du lịch thông minh, y tế và giáo dục.

Trong tháng 9 vừa qua, Hà Nội cũng là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về thành phố thông minh Asocio 2018. Rất nhiều kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh của các quốc gia trên thế giới dựa trên những xu hướng công nghệ mới, mô hình hợp tác công tư đã được chia sẻ tại đây. Tuy nhiên, việc áp dụng phát triển đô thị thông minh cho Hà Nội cần được chọn lọc từ nhiều khía cạnh của các mô hình khác nhau trên thế giới.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 11/10/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.