Thứ sáu, 26/04/2024 19:47 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 10/5/2020

MTĐT -  Chủ nhật, 10/05/2020 10:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 10/5/2020. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 10/5/2020 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

Phú Yên: 230 tỷ đồng đầu tư nhà máy xử lý rác thải

Dự án có công suất xử lý 240 tấn/ngày đêm, mục tiêu nhằm đến xử lý lượng rác thải sinh hoạt tại thành phố Tuy Hòa, các huyện lân cận của tỉnh Phú Yên hướng đến chủ trương xây dựng thành phố Tuy Hòa "xanh".

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Nguyễn Chí Hiến chủ trì vừa có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghệ T-Tech Việt Nam về dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Tuy Hòa.

Nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Tuy Hòa được đảm nhiệm do công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ T-TECH, UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 5/2017 và điều chỉnh chủ trương đầu tư vào tháng 6/2019.

Dự án được triển khai tại xã Hòa Kiến và An Phú, thành phố Tuy Hòa trên diện tích 10ha, có công suất 240 tấn/ngày đêm, tổng mức đầu tư trên 263 tỉ đồng. Đến nay, các thủ tục về đất đai thuận lợi, không phải bồi thường GPMB, các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật tại khu vực đầu tư dự án cũng được đáp ứng tốt…

Trên cơ sở trình bày của Nhà đầu tư về tình hình thực hiện các công việc để chuẩn bị đầu tư Dự án, đại diện các sở, ngành, địa phương đã trao đổi, thảo luận và thống nhất cao việc triển khai dự án Nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Tuy Hòa; đồng thời đóng góp một số ý kiến để triển khai thực hiện dự án thuận lợi, trong đó có các nội dung liên quan đến việc hoàn thành thủ tục đất đai, môi trường theo quy định; các quy định về đầu tư xây dựng, tài chính…

Dự buổi làm việc, ông Võ Minh Thức, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên nhấn mạnh: với lượng rác thải hàng ngày trên địa bàn tỉnh Phú Yên tương đối lớn, trong khi đó, công tác xử lý rác hiện nay còn nhiều bất cập, chưa triệt để. Vì vậy, việc sớm triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác thải là cần thiết, đáp ứng được sự mong mỏi của các cấp chính quyền và người dân, từng bước góp phần cải thiện tình trạng rác thải ra môi trường hiện nay.

Với tiến độ dự án, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Chí Hiến giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ Nhà đầu tư giải quyết nhanh các thủ tục hành chính có liên quan, để Nhà đầu tư sớm hoàn tất các thủ tục đầu tư, nhằm đủ điều kiện khởi công dự án trước 30/8/2020 và xây dựng hoàn thành, đưa dự án vào hoạt động theo đúng tiến độ đã cam kết.

Đề xuất đầu tư 6.660 tỷ đồng xây 16 km đường vành đai 3 Tp.HCM đoạn đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề xuất dự án thành phần 2 của Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3 Tp.HCM sử dụng vốn vay ODA Hàn Quốc.

Dự án thành phần 2 có chiều dài khoảng 16,57 km, gồm đoạn 2A và 2B. Trong đó, đoạn 2A (Km0 - Km5+000) dài khoảng 5km, thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, có điểm đầu tuyến giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, điểm cuối tuyến giao với Tỉnh lộ 25B. Đoạn 2B (Km 16+826 - Km28+383) dài khoảng 11,57km (trong đó chiều dài tuyến thuộc địa phận Tp.HCM khoảng 9,17km và địa phận tỉnh Bình Dương khoảng 2,4km) với điểm đầu tuyến giao với đường Lê Văn Việt, quận 9, Tp.HCM và kết thúc tại điểm đấu nối với đường Mỹ Phước – Tân Vạn thuộc địa phận tỉnh Bình Dương.

Bản đồ Dự án thành phần 2 (đoạn 2A, 2B) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch

Các đoạn 2A và 2B được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn tương đương với đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h, mặt đường bê tông nhựa cấp cao A1, bề rộng mặt cắt ngang đáp ứng 4 làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ với bề rộng nền đường từ 20,5m - 26m.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 6.660,44 tỷ đồng, tương đương 284,88 triệu USD, trong đó, vốn vay ODA Hàn Quốc thông qua Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) với giá trị khoảng 116 triệu USD, tương đương khoảng 2.585,50 tỷ đồng cho chi phí xây dựng, thiết bị, thiết kế kỹ thuật, giám sát thi công và chi phí dự phòng, phần còn lại là vốn của Chính phủ Việt Nam.

Thời gian thực hiện Dự án là 5 năm sau khi Hiệp định tài trợ có hiệu lực (dự kiến từ năm 2021 đến năm 2025).

Được biết, Bộ GTVT đang khẩn trương thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án dự kiến trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025, bao gồm cả các dự án dự kiến đề xuất vay vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng trong thời gian tới.

Theo đó, Bộ GTVT xác định sẽ tập trung vào các dự án trọng điểm, liên kết vùng, có tác động lan toả, thúc đẩy phát triển kinh tế như: Hệ thống các trục đường cao tốc, đường vành đai đô thị…, trong đó, có đường Vành đai 3 Tp.HCM.

Trong số các dự án tại Tp.HCM, đường Vành đai 3 đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối giao thông khu vực vành đai thành phố với các tỉnh lân cận, qua đó giúp phân luồng từ xa, hạn chế phương tiện giao thông đi qua khu vực đô thị, góp phần giảm ùn tắc giao thông cho Tp.HCM.

Do đó, ngoài đoạn Mỹ Phước – Tân Vạn đã được tỉnh Bình Dương đầu tư, hiện nay Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang thực hiện đầu tư Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành và Bộ GTVT đang chuẩn bị đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1. Các đoạn còn lại như Bình Chuẩn – Quốc lộ 22, Quốc lộ 22 – Bến Lức cũng đang được Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất giải pháp đầu tư cho phù hợp.

Đối với Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1 có tổng chiều dài là 34,28 km, Bộ GTVT đang chuẩn bị đầu tư Dự án thành phần 1 (gồm 1A và 1B) với chiều dài 17,71 km. Hiện nay, Dự án thành phần 1A đang chuẩn bị ký Hiệp định vay vốn với Hàn Quốc và hành động trước đấu thầu lựa chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật; Dự án thành phần 1B đầu tư theo hình thức PPP loại hợp đồng BOT, hiện đã hoàn thành sơ tuyển nhà đầu tư và đang lập hồ sơ mời thầu nhà đầu tư.

Hà Nội phạt "nguội" 441 trường hợp vi phạm trật tự giao thông

Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội (từ ngày 1-4 đến ngày 30-4), qua hệ thống camera giám sát tự động, Cảnh sát giao thông đã phát hiện 441 trường hợp phương tiện vi phạm trật tự giao thông và đã gửi thông báo đến các trường hợp vi phạm này.

Trong số các trường hợp vi phạm, có 107 trường hợp phương tiện các loại không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; 8 trường hợp đi sai làn đường; 60 trường hợp dừng đỗ sai quy định và 6 trường hợp đón, trả khách sai quy định. Hiện đã có 181 trường hợp vi phạm đến giải quyết và nộp phạt theo quy định.

Tthời gian tới, Đội Chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục có giấy mời yêu cầu các chủ phương tiện đưa người điều khiển phương tiện vi phạm đến trụ sở công an để giải quyết việc xử phạt theo quy định.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 10/5/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.
Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới