Thứ bảy, 20/04/2024 05:29 (GMT+7)

Tin tức đô thị 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 14/8

MTĐT -  Thứ ba, 14/08/2018 09:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 14/8. Cập nhật tin tức, bản tin đô thị nóng nhất 24h qua do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Mạng lưới xe buýt Hà Nội vẫn bỏ quên nhiều vùng nông thôn?

Sau bao năm chờ đợi, cuối cùng tuyến buýt số 108 cũng được khởi động đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân 6 xã phía đông của huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nôi). Việc mở mới tuyến buýt này đã thực sự tăng cường tính kết nối và mở rộng vùng phục vụ của mạng lưới buýt khu vực phía Nam thành phố, thu hút thêm lượng hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Tuy nhiên, nhiều xã vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện ngoại thành của Hà Nội không được như dân của 6 xã thuộc huyện Phú Xuyên, vẫn phải chờ đợi một ngày tuyến buýt về đến quê mình, chờ mức vé từ 7.000 - 10.000 đồng mà vẫn được phục vụ thật tốt.

Tính đến tháng 6/2018, mạng lưới xe buýt của Hà Nội bao gồm 112 tuyến, tiếp cận tới khoảng 98% bệnh viện, 100% các trường đại học, cao đẳng, 86 % các khu công nghiệp, trên 90% khu đô thị. Với tổng chiều dài tuyến hơn tuyến hơn 3.781 km, sản lượng hành khách năm 2017 đạt 441 triệu lượt.

Điều đặc biệt thu hút của xe buýt là tính tiện lợi, tính an toàn và tính kinh tế, giá vé rất rẻ. Theo như báo cáo của Sở GT-VT Hà Nội thì trong 112 tuyến có tới 92 có trợ giá. Mạng lưới xe buýt mới chỉ được phủ kín chủ yếu ở nội thành tương ứng với 411/582 xã phường, thị trấn.

Điều đó đồng nghĩa với việc có gần 170 xã thuộc vùng sâu, vùng xa không có tuyến xe buýt chạy qua, bắt buộc phải sử dụng xe khách với giá vé đắt hơn, nhiều phương tiện đã quá cũ nát chạy trên những con đường nhỏ hẹp, gồ ghề ổ trâu, ổ gà.

Quảng Ninh kêu gọi đầu tư vào 2 khu đô thị 2.971 tỷ đồng tại TP. Hạ Long

Tin tức trên báo Đấu thầu cho hay, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt danh mục đề xuất 2 dự án sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến là 2.971 tỷ đồng.

Dự án thứ nhất là Khu đô thị tại phường Hà Khánh, TP. Hạ Long (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 2.730 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Dự án từ 2018 - 2020. Tổng diện tích đất sử dụng cho Dự án là 47,21 ha và hiện nay vẫn chưa có phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Mục tiêu của Dự án là đầu tư, xây dựng hoàn thiện hạ tầng, xây thô hoàn thiện mặt đứng 1.209 căn hộ liền kề trước khi chuyển nhượng và xây dựng chung cư gồm 1.098 căn hộ.

Dự án thứ 2 là Nhóm nhà ở kết hợp dịch vụ và khách sạn mini tại khu 1, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long với tổng mức đầu tư dự kiến là 241 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2018 - 2021. Tổng diện tích đất sử dụng cho Dự án là 1,39 ha và hiện chưa có phương án tổng thể bồi thường giải phóng mặt bằng.  

Hà Nội sắp nâng mức xử phạt dự án chậm tiến độ lên gấp đôi

Theo thông tin trên báo Đầu tư, mới đây Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cho biết, Sở đã thực hiện thanh kiểm tra với 215 dự án. Trong đó, có 64 dự án đã được khắc phục, còn 151 dự án qua thanh kiểm tra có 21 dự án đã kiến nghị thu hồi đất và xử lý phạt, 11 dự án vướng mắc do quy hoạch GPMB, 30 dự án thanh tra Chính phủ và các ngành thanh kiểm tra, 84 dự án đang thanh kiểm tra.

Giám đốc Sở TN&MT cũng cho biết, về việc gia hạn 24 tháng đối với các dự án chậm triển khai, Sở gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi vì nếu không bồi thường tiền GPMB, giải quyết công ăn việc làm của người lao động sẽ gặp chống đối quyết liệt nên Sở phải giải quyết rất thận trọng.

Về mức xử phạt đối với các dự án chậm tiến độ, Giám đốc Sở TN&MT cho biết, Luật Đất đai năm 2013 và các quy định của Chính phủ quy định với Thủ đô được xử phạt tới 1 tỷ đồng với 1 dự án, đây là mức cao nhất.

“Tuy nhiên với tình hình Thủ đô hiện nay thì mức này thực sự chưa đủ sức răn đe nên tới đây Sở sẽ cùng các ngành nghiên cứu dự thảo quy định để báo cáo UBND TP, HĐND TP nâng mức xử phạt theo quy định của Luật Thủ đô lên gấp đôi”, ông Đông nói.

Ảnh minh họa: Internet. 

TP.HCM tổng kiểm tra sau vụ biển quảng cáo đè chết người

Theo Infonet đưa tin, ngày 13/8, UBND TP cho biết đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ việc chấp hành quy định về quảng cáo, xây dựng bảng quảng cáo và nguyên nhân gây sập bảng quảng cáo, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Hiện trường vụ biển quảng cáo đổ làm chết người ở TP. HCM. Ảnh: Internet. 

Nhằm đảm bảo an toàn về xây dựng, điện và phòng cháy chữa cháy trong mùa mưa bão, thành phố cũng yêu cầu UBND các quận, huyện tổng kiểm tra các biển hiệu, bảng quảng cáo, màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời trên địa bàn.

Các biển hiệu, bảng quảng cáo, màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời không có giấy phép xây dựng và không có văn bản chấp thuận thông báo sản phấm quảng cáo sẽ phải tháo dỡ.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 14/8. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...