Thứ năm, 28/03/2024 15:57 (GMT+7)

Tin đô thị ngày 6/6: Dự án cứu hạn nghìn tỷ ngưng trệ vì thiếu vốn

MTĐT -  Thứ tư, 06/06/2018 17:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự án cứu hạn nghìn tỷ tại Bình Thuận ngưng trệ vì thiếu vốn; Hà Nội, phê duyệt chỉ giới đường Đồng Tàu - Tam Trinh… là một số tin đô thị trong ngày.

Hà Nội: Phê duyệt chỉ giới đường Đồng Tàu - Tam Trinh

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng vừa ký ban hành Quyết định số 2707 về việc phê duyệt chỉ giới tuyến đường nối tiếp đường phía Đông khu hành chính quận Hoàng Mai đến đường Tam Trinh (đoạn từ Khu đô thị Đồng Tàu đến đường Tam Trinh).

Theo đó, tuyến đường từ Khu đô thị Đồng Tàu đến đường Tam Trinh có chiều dài khoảng 1,9km, rộng 15m, có 4 làn xe. Cầu qua sông Sét và sông Kim Ngưu có quy mô rộng 21m gồm: lòng đường xe chạy 15m đồng nhất với đường hai đầu cầu, hè và lan can hai bên rộng 2x3m.

Các tuyến đường ngang dọc theo tuyến đường sẽ được nghiên cứu và bổ sung khi lập dự án, quy hoạch chi tiết dọc hai bên đường. UBND TP. Hà Nội giao UBND quận Hoàng Mai chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức công bố công khai thông tin liên quan đến dự án.

Dự án cứu hạn nghìn tỷ tại Bình Thuận ngưng trệ vì thiếu vốn

Theo VTV đưa tin, trước nguy cơ hoang mạc hóa, tỉnh Bình Thuận đã xin ngân sách gần 1.000 tỷ để xây dựng hệ thống thủy lợi. Tuy nhiên, công trình đang thi công phải tạm dừng do thiếu vốn.

Huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận là địa phương đặc biệt khó khăn về nguồn nước. Trong điều kiện nước mặt thường xuyên khô hạn, nước ngầm suy giảm, chính quyền tỉnh Bình Thuận đã xin Ngân sách Trung ương gần 1.000 tỷ đồng để xây dựng hệ thống thủy lợi, đưa nước lên độ cao 150 m cứu rừng, cứu đất sản xuất trước nguy cơ hoang mạc hóa.

Tuy nhiên trên thực tế, công trình đang triển khai bị ngừng trệ vì thiếu vốn, dự án mới chỉ hoạt động được 10% công suất, nên phần lớn người dân và các doanh nghiệp ở đây vẫn chưa được hưởng lợi.

Chống lại nguy cơ hoang mạc hóa, cứu đất sản xuất, một trạm bơm hiện đại đã được xây dựng. Tuyến kênh Đông cung cấp nước tưới tiêu hình thành trên độ cao hơn 150m so với trạm bơm. Tuy nhiên, dự án đang làm dở dang phải dừng lại vì thiếu vốn, hiện chỉ có 4 doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn nước này, chiếm chưa đến 10% công suất.

Số ít doanh nghiệp được hưởng lợi từ dự án lại băn khoăn về giá nước, bởi chưa có quyết định chính thức từ UBND tỉnh Bình Thuận. Theo họ, nếu giá nước tăng cao và nước không được duy trì thường xuyên, thì những tâm sức đầu tư hàng chục tỷ đồng sẽ bị thiệt hại nặng nề.

Dự án trạm bơm phục vụ cho hơn 2.000 hộ dân của 3 xã thuộc huyện Bắc Bình, đồng thời còn là yếu tố quyết định cho cho quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh với diện tích khoảng 2.500 ha tại đây. Nhưng với hệ thống trạm bơm còn dở dang, tất cả đều đang gặp rất nhiều khó khăn.

Ra quân xử lý cụm bến thủy trái phép “khủng” trên sông Công

Hôm nay (6/6), Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc (Cục Đường thủy nội địa VN) tổ chức họp với các lực lượng liên ngành quản lý đường thủy, đường bộ Trung ương và Hà Nội, Thái Nguyên để triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý cụm bến thủy hoạt động trái phép trên sông Công đoạn giáp ranh xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và xã Thuận Thành, TX. Phổ Yên (Thái Nguyên), báo Giao thông đăng tải.

Lực lượng liên ngành thống nhất, từ 7 - 13/6 sẽ tổ chức cao điểm kiểm tra, xử lý các bến thủy nội địa hoạt động trái phép, phương tiện thủy neo đậu trong hành lang bảo vệ cầu đường bộ Đa Phúc, trong hành lang bảo vệ luồng chạy tàu từ Km2-Km5 sông Công. Cùng với lực lượng TTGT, CSGT, cảng vụ đường thủy, lực lượng Thanh tra Sở GTVT Hà Nội và Thái Nguyên tổ chức kiểm tra, xử lý xe ô tô chở quá tải tại các bến thủy, bãi vật liệu, lều quán hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ cầu đường bộ.

Ông Phạm Minh Tuấn, Phó chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc cho biết, đoạn sông nói trên là “điểm nóng” về bến thủy hoạt động trái phép trong nhiều năm qua. Lực lượng Thanh tra đường thủy thuộc Chi cục nhiều lần tuyên truyền, kiểm tra, xử lý các bến thủy trái phép, song vi phạm vẫn tồn tại.

Ngành đường sắt siết chặt kỷ luật lao động

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã yêu cầu lãnh đạo các đơn vị tăng cường xuống hiện trường rà soát, chấn chỉnh công tác an toàn.

Nhân viên gác ghi bỏ vị trí, uống rượu bia trong giờ làm việc. Thậm chí, một số nhân viên gác đường ngang ngủ trong ca trực. Đó là một số hiện tượng bị phát hiện trong đợt kiểm tra đột xuất vừa qua của Cục Đường sắt Việt Nam.

Đợt kiểm tra được thực hiện trên các tuyến Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - TP. HCM, Bắc Hồng - Văn Điển. 3 tháng tới đây là cao điểm siết lại kỷ cương, kỉ luật trong toàn ngành. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã yêu cầu lãnh đạo các đơn vị tăng cường xuống hiện trường rà soát, chấn chỉnh công tác an toàn. Nếu chỉ để xảy ra một vụ tai nạn nữa tại các đường ngang đường sắt sẽ buộc phải từ chức hoặc điều chuyển đi nơi khác.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin đô thị ngày 6/6: Dự án cứu hạn nghìn tỷ ngưng trệ vì thiếu vốn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tin mới

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.