Thứ bảy, 20/04/2024 12:01 (GMT+7)

Thoát “án tử” công trình Panorama lại trở thành điểm dừng chân?

MTĐT -  Thứ hai, 16/03/2020 16:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau nhiều ồn ào cuối cùng Panorama Mã Pì Lèng đã thoát "án tử" ngoạn mục. UBND tỉnh Hà Giang thống nhất quan điểm sẽ không phá dỡ toàn bộ công trình, sẽ cải tạo thành điểm dừng chân, không lưu trú.

Thoát "án tử”, giải cứu thành công hay dung túng cho sai phạm?

Sau khi lấy ý kiến các chuyên gia, UBND tỉnh Hà Giang thống nhất quan điểm sẽ không phá dỡ toàn bộ công trình Panorama nhưng sẽ cải tạo thành điểm dừng chân, không có lưu trú. Việc cải tạo cần đảm bảo theo kiến trúc truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc trên cao nguyên đá Đồng Văn, đảm bảo an toàn và xử lý rác thải đúng quy định.

Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, ĐBQH Phạm Văn Hòa - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội không đồng tình với quyết định của UBND tỉnh Hà Giang.

Panorama Mã Pì Lèng.

Theo ông Hòa, trong luật đã quy định rất rõ với công trình không có giấy phép xây dựng, chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì trong vòng 60 ngày kể từ khi phát hiện vi phạm, chủ công trình không đưa ra được giấy phép thì buộc phải tiến hành phá dỡ, trả nguyên hiện trạng. Nếu chủ đầu tư không thực hiện sẽ cơ quan chức năng sẽ tiến hành cưỡng chế.

"Nếu như nhà hàng trên đèo Mã Pì Lèng không có giấy phép mà lại vẫn cho tồn tại, cải tạo thành điểm dừng chân thì rõ ràng là trái quy định pháp luật. Ở đây có dấu hiệu của sự bao che cho một công trình gây bức xúc trong dư luận" - ông Hòa nói.

"Tại sao một công trình lớn như thế không có giấy phép mà chủ công trình sẵn sàng bỏ ra nhiều tỷ đồng để xây dựng? Sai phạm đã rõ nhưng giờ lại xin chuyển đổi công năng, cho tồn tại một công trình sai phạm như vậy thì những nghi ngờ của người dân về "bao che cho tồn tại" ở công trình này trong thời gian qua càng lộ rõ" - ông Hòa nói.

Vị ĐBQH cũng cho rằng, nếu UBND tỉnh Hà Giang quyết định cải tạo nhà hàng trên đèo Mã Pì Lèng thành điểm dừng chân thì phải đưa ra được bằng chứng chứng minh rằng điểm dừng chân đó có cần thiết hay không. Nếu chỉ vì công trình đã được xây dựng mà bây giờ không thể phá bỏ mà lại biến nó thành điểm dừng chân là điều không thể chấp nhận được.

ĐBQH Phạm Văn Hòa bày tỏ: "Điểm dừng chân được làm như thế nào? Trước đây UBND tỉnh Hà Giang cũng từng dự định làm một điểm dừng chân trên đèo Mã Pì Lèng, liệu rằng khi đó ý tưởng về điểm dừng chân này có phù hợp với nhà hàng hiện tại đang sai phạm hay không?

Tôi cho rằng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần vào cuộc để xem có khuất tất đằng sau sai phạm của nhà hàng này hay không, công tác xử lý sai phạm của tỉnh Hà Giang có đúng không?

Bên cạnh đó, các bộ ngành của Trung ương, đặc biệt là Bộ VHTT&DL cần phải thực tế để đưa ra ý kiến của mình bởi công trình này ảnh hưởng đến Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng - địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.

Đây không phải là câu chuyện riêng của tỉnh Hà Giang nữa mà đó là câu chuyện của ngành quản lý văn hóa, du lịch của Việt Nam".

Tạo tiền lệ xấu sau này

Theo Đồ án quy hoạch xây dựng công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn đã được Thủ tướng phê duyệt, khu vực có nhà hàng nêu trên là nơi hạn chế hoạt động xây dựng mới, chỉ xây dựng công trình an ninh quốc phòng, phục vụ du lịch, hạ tầng xã hội thiết yếu; chiều cao các công trình từ 1 đến 3 tầng.

Đèo Mã Pì Lèng là di sản thiên nhiên thế giới, còn cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu nên chuyện nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama xây dựng không phép trong khu vực này không còn là câu chuyện của riêng Hà Giang mà còn là câu chuyện của quốc gia và của thế giới.

Với những sai phạm như xây dựng không phép, không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không đăng ký kinh doanh dịch vụ... thì nhà hàng này đáng lẽ phải bị phá dỡ, thì nay Hà Giang đồng thuận cho phép khối bê tông 7 tầng được phép tồn tại.

Còn nhớ, ngày 8/10/2019, Sở Xây dựng Hà Giang đề xuất lãnh đạo tỉnh yêu cầu huyện Mèo Vạc chỉnh trang, cải tạo một phần công trình (gồm tầng âm và một tầng nổi sát mặt đất) để phục vụ việc dừng chân, ngắm cảnh của khách du lịch. Toàn bộ 6 tầng giật cấp phía trên của nhà hàng Panorama xây nhô ra phía sông Nho Quế sẽ bị phá dỡ để cải tạo thành đất trồng cây xanh; thời hạn phá dỡ hoàn thành trước 15/11.

Đồng thời, chủ đầu tư được yêu cầu hoàn thiện các thủ tục pháp lý phần công trình còn lại trong thời hạn 60 ngày; các vi phạm khác xử lý theo quy định.

Lãnh đạo tỉnh Hà Giang cũng từng khẳng định “không bao che sai phạm, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan, đồng thời khắc phục những sai phạm trong xây dựng công trình nhà nghỉ, nhà hàng Panorama tại khu vực đèo Mã Pì Lèng”.

Thế nhưng nay, UBND tỉnh làm mọi thủ tục để chủ đầu tư được trình bày kế hoạch sửa sai như không có chuyện vi phạm 

GS.TS. Trương Quốc Bình từng nhắc đi nhắc lại hiện tượng nhờn luật, coi thường luật trong lĩnh vực di sản văn hóa. Chính vì thế việc sửa sai cho công trình vi phạm Panorama Mã Pì Lèng dễ tạo tiền lệ xấu, thậm chí vẽ đường cho nhiều công trình sai phạm tương tự.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Thoát “án tử” công trình Panorama lại trở thành điểm dừng chân?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ