Thứ sáu, 26/04/2024 14:31 (GMT+7)

Khi kiểm tra đã phát hiện đến 560 căn biệt thự ở TP HCM biến mất

MTĐT -  Thứ ba, 12/11/2019 14:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công tác phân loại, đánh giá biệt thự kéo dài nhiều năm nên khi kiểm tra thực tế đã có 560/1.400 biệt thự biến mất, không còn giữ nguyên hiện trạng mà xây thành nhà phố.

Tại buổi giám sát của HĐND TP HCM về Công tác bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị sáng 12/11, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM nhìn nhận công tác bảo tồn di sản, cảnh quan kiến trúc đô thị là việc cần làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của TP HCM, từ năm 2013, TP ban hành quyết định 2751/QĐ -UBND với tên gọi tắt là Chương trình bảo tồn với 10 nội dung, trong đó lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) TP là phó ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình hành động.

Qua gần 7 năm triển khai, đến nay quyết định 2751 đã hết hạn nhưng kết quả đạt được rất khiêm tốn, các nội dung đều chậm thực hiện hoặc chưa triển khai.

Dinh Thượng Thơ - một trong những công trình di sản phải bảo tồn.

Theo ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở QH-KT TP, có nguyên nhân do khách quan như thay đổi quy định quy phạm pháp luật, nội dung thực hiện có phạm vi rộng, phức tạp, đòi hỏi tính chuyên sâu, chuyên gia có trình độ, thiếu nguồn nhân lực, tài chính…. Còn nguyên nhân chủ quan là các đơn vị thực hiện còn bị động, chưa kịp thời báo cáo những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện khiến kết quả công việc chưa đạt yêu cầu.

Do chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều năm nay, một số công trình di sản bị xâm lấn, lấn chiếm, tranh chấp hoặc xuống cấp, chưa được trùng tu, bảo vệ.

Đình Xuân Hòa - quận 3, di tích lịch sử cấp Thành phố, đang xuống cấp cần tu bổ.

Nhiều công trình cảnh quan kiến trúc thuộc sở hữu tư nhân do chưa có cơ chế khuyến khích nên bị thay đổi hiện trạng. Điển hình, vì công tác phân loại, đánh giá biệt thự kéo dài nhiều năm, khi kiểm tra thực tế đã có 560/ 1.400 biệt thự biến mất, không còn giữ nguyên hiện trạng mà xây thành nhà phố dù trên giấy tờ đất vẫn ghi nguồn gốc đất là biệt thự.

Để công tác quản lý, bảo tồn di sản, cảnh quan kiến trúc đô thị đi vào khuôn mẫu, phát huy hiệu quả, bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP HCM yêu cầu thời gian tới, lãnh đạo TP cần quan tâm, khắc phục những hạn chế.

Đơn cử cần sớm có cơ chế chính sách phù hợp từng loại hình công trình cần bảo tồn, rà soát đưa vào danh mục kiểm kê các công trình cần bảo tồn, hạn chế tình trạng dỡ bỏ, xây dựng mớ,.. "TP phải tổng kết đánh giá QĐ 2751 để chuẩn bị ban hành quyết định mới, ngoài ra có giải pháp phù hợp chủ sở hữu di tích, hài hòa bảo tồn phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế xã hội." - Chủ tịch HĐND TP HCM yêu cầu.

Theo báo Người lao động

Bạn đang đọc bài viết Khi kiểm tra đã phát hiện đến 560 căn biệt thự ở TP HCM biến mất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.