Thứ năm, 25/04/2024 00:04 (GMT+7)

Kè Hồ Gươm: Cơ hội cho những sáng tạo thông minh của cộng đồng

Cẩm Anh ( Thực hiện) -  Thứ tư, 13/05/2020 08:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Kè Hồ Gươm, việc này thật khó nhưng cũng là cơ hội cho những sáng tạo thông minh nhất của cộng đồng bà con yêu quý Hà Nội và sáng kiến ấy sẽ mang tên “Hà Nội Xanh 2020”.

Ngày 8/5 vừa qua, UBND quận Hoàn Kiếm đã mời các bên liên quan, chuyên gia nhiều lĩnh vực tới họp để tham gia đánh giá việc nghiên cứu thử nghiệm lắp đặt các khối hộp bê tông trong Dự án kè Hồ Gươm để hoàn thiện phương án trước khi thi công đại trà.

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long chủ trì buổi làm việc chiều ngày 8/5 vừa qua. 

Về nội dung này, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc trao đổi với KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ ban chấp hành hội Kiến trúc sư Hà Nội, thành viên Hội đồng khoa học tạp chí Kiến trúc Việt Nam (Viện Kiến trúc Quốc gia, Bộ Xây dựng), người tham gia, phát biểu ý kiến tại buổi họp và tham quan đánh giá dự án.

Ông có đánh giá như thế nào về dự án kè thi công thực nghiệm tại hồ Trúc Bạch và triển lãm Dự án kè Hồ Gươm, dự án trên cần lưu ý điều gì?

Chúng tôi đã coi đây là một việc cần đặc biệt quan tâm, đặc biệt cần bảo vệ nghiêm ngặt “Ranh giới phạm vi bảo vệ di sản” di tích quốc gia đặc biệt. Qua trao đổi với ông Trịnh Hoàng Tùng, Giám đốc Ban Quản lý dự án quận Hoàn Kiếm, đơn vị Chủ đầu tư Dự án kè Hồ Gươm, thì được cho biết họ đã lập hồ sơ Dự án gửi Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hoá thể thao và du lịch) để xin ý kiến thỏa thuận trước khi triển khai.

Trước khi thi công thực nghiệm, các bên liên quan Dự án đã triển khai công tác bàn giao “Mốc giới/Ranh giới phạm vi bảo vệ di sản”, trong đó đại diện cơ quan giám sát nội dung này là Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội (Sở Văn hoá thể thao và du lịch thành phố Hà Nội), đơn vị có chức năng thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, danh thắng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kè bê tông đã thực hiện xong tại hồ Gươm có màu xám. 

Ngay tại tọa đàm, tôi thay mặt cho các kiến trúc sư (KTS) Hà Nội đã đề nghị Chủ đầu tư cần công bố, công khai các quy trình triển khai công tác giám sát để cộng đồng xã hội được biết để loại trừ những sai sót nhỏ nhất, đảm bảo vẹn toàn “Ranh giới phạm vi bảo vệ di sản”.

Tôi cũng bày tỏ quan điểm các KTS Hà Nội sẵn sàng tình nguyện tham gia, chung tay cùng các bên để thực hiện công tác này với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Dự án có một khối lượng lớn các khối bê tông đúc sẵn lắp trong Dự án kè Hồ Gươm, vậy điều này có gây nguy cơ biến dạng địa hình, cảnh quan kiến trúc hiện trạng tại đây?

Hồ Gươm luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp nhân dân, không chỉ Hà Nội mà của cả nước. Hồ Gươm ở giữa đất trời ngàn vạn năm nay, giờ đây rất nhiều tiền của của nhân dân bỏ ra tôn tạo, nâng cấp thì công việc này càng cần được thực hiện cẩn trọng.

Cần thận trọng bảo toàn vật chất tại đây, như: cây cỏ, đất, nước của Hồ Gươm cần giữ nguyên hiện trạng - đây là nhiệm vụ không đơn giản, nhưng là nguyên tắc để các bên nghiên cứu đề xuất giải pháp.

KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ ban chấp hành hội Kiến trúc sư Hà Nội, thành viên Hội đồng khoa học tạp chí Kiến trúc Việt Nam (Viện Kiến trúc Quốc gia, Bộ Xây dựng). 

Để chống sạt lở ven hồ, sẽ có 1.400 khối hộp bê tông (block) có kích thước lớn ráp thêm vào Hồ Gươm. Chúng tôi được biết cấu tạo của các block này và bê tông vỏ mỏng cốt sợi PP và bên trong rỗng. Tổng khối tích mới lắp thêm vào Hồ Gươm có tổng thể tích đất yếu ven hồ được nén chặt, gia cường chịu tải. Khối đất bùn dư được đổ vào lòng trong block.

Hội KTS Hà Nội đã đề xuất cần trộn thêm giá thể, chất độn làm xốp đất đổ vào ruột block  nhằm tạo môi trường sinh thái cho vi sinh vật, thủy sinh phát triển: cây cỏ sẽ chui qua các lỗ khoan trên bề mặt Block  mọc tràn ra ngoài, giúp chuyển đổi block bê tông xám thành "block xanh" bao quanh Hồ Gươm.

Hiện nay, các dự án nghệ thuật được sử dụng rất nhiều tại không gian đô thị, theo ông có cơ hội nào cho các sáng kiến cộng đồng được thực hiện trong dự án kè Hồ Gươm hay không?

Đã có rất nhiều cuộc họp, đã có nhiều chuyên gia, nhà quản lý các ngành… nhưng không có giải pháp nào thuyết phục trong việc kè Hồ Gươm bảo vệ được 22 gốc cây cành rễ rủ tràn xuống mặt nước; làm thế nào để giữ nguyên trạng cây mà không lấn mặt hồ?

Tại tọa đàm, chúng tôi đã đề xuất đẩy nhanh tiến độ thi công 1.300 khối block kè đã đảm bảo các yêu cầu kỹ thật, an toàn, giải pháp môi sinh… Cần để lại 100 khối block bao quanh 22 gốc cây, và hãy giao việc khó này cho các nghệ sĩ, nghệ nhân, kiến trúc sư, kỹ sư, người trồng cây, xúc đất tình nguyện Hà Nội.

Họ sẽ dâng tặng cho Hồ Gươm – Hà Nội toàn bộ 22 tác phẩm nghệ thuật sắp đặt bảo vệ cây Hồ Gươm. Các tác phẩm từ "công trình tập thể" khi hoàn thành chắc hẳn sẽ đáp ứng những yêu cầu kỹ/mỹ thuật khắt khe nhất, với chi phí tối ưu nhất, thỏa mãn tối đa những yêu cầu đặt ra.

Kè Hồ Gươm, việc này thật khó nhưng cũng là cơ hội cho những sáng tạo thông minh nhất của cộng đồng bà con yêu quý Hà Nội và sáng kiến ấy sẽ mang tên “Hà Nội Xanh 2020”.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Bạn đang đọc bài viết Kè Hồ Gươm: Cơ hội cho những sáng tạo thông minh của cộng đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Châu Âu tham vọng biến những dòng sông thành “cao tốc”
Liên minh châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng đang thử nghiệm dùng sà lan để vận tải hàng thay vì dùng xe tải - vốn là loại phương tiện gây tắc nghẽn, phát thải cao. Mục đích là để đạt mục tiêu giảm khí thải chung tới năm 2050.

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành