Thứ năm, 25/04/2024 22:39 (GMT+7)

Dự án nghỉ dưỡng sát Đại nội Huế: ĐBQH sẽ theo sát

MTĐT -  Thứ sáu, 13/12/2019 16:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đại nội Huế là di sản đặc biệt, cần được bảo vệ, ĐBQH sẽ luôn theo sát và có ý kiến kịp thời.

ĐBQH Hồ Thanh Bình - Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội bày tỏ lo ngại trước dự án nghỉ dưỡng cao cấp Nama nằm sát Đại nội Huế, do Công ty TNHH Đầu tư du lịch Kinh Thành làm chủ đầu tư.

Vị đại biểu cho rằng, câu chuyện ở Đại nội Huế nói riêng cũng như nhiều dự án du lịch đang nở rộ ở các địa phương nói chung là biểu hiện của hiện tượng xung đột giữa công tác bảo tồn di sản với phát triển kinh tế.

Đứng về phía nhà đầu tư và địa phương thì luôn bảo vệ cho lý lẽ bảo tồn di tích là phải phát triển du lịch, còn đứng từ góc nhìn của các nhà bảo tồn học thì họ muốn phát triển kinh tế phải tôn trọng quy luật bảo tồn.

Theo ông Bình, lý lẽ của bên nào cũng đúng, tuy nhiên, vị đại biểu dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quan điểm: "không đánh đổi môi trường lấy kinh tế".

Phối cảnh dự án khu nghỉ dưỡng Nama đã được Sở Xây dựng Thừa Thiên - Huế thẩm định. Ảnh: NLD.

Dựa trên quan điểm chỉ đạo công khai của Chính phủ, ông Bình nhắc nhở Huế cũng như các địa phương có di sản cần có cách ứng xử cho phù hợp, tránh tình trạng chạy theo kinh tế mà làm tổn hại di sản.

Lấy ví dụ như ở Úc, vị đại biểu cho biết cách bảo tồn và phát triển di sản của Úc là giữ nguyên di sản, từ di sản đẩy mạnh phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế, tạo ra nguồn thu lớn.

Nhờ các bảo tồn như vậy Úc đã đạt được cả hai mục đích là vừa bảo tồn được nguyên vẹn di sản mà vẫn có được nguồn thu cho ngân sách.

Tuy nhiên, ở Việt Nam câu chuyện bảo tồn với phát triển kinh tế thời gian qua còn nhiều mâu thuẫn. Nhiều di sản đã bị xâm hại, quan điểm bảo tồn bị yếu thế trước quan điểm thúc đẩy phát triển kinh tế. Đây là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt những dự án du lịch chui, dự án sai, xâm hại di sản mà không được xử lý tới nơi, tới chốn.

Trở lại dự án nghỉ dưỡng 6 sao của Huế, việc UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp quyết định chủ trương đầu tư lần đầu vào tháng 11/2015, thời gian hoạt động 50 năm trên diện tích 6.338 m2, tổng vốn đầu tư gần 197 tỉ đồng.

Nhưng có thể vì vị trí triển khai dự án thuộc khu vực bảo vệ 1 di tích Khâm Thiên Giám là danh sách di sản cấp I thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được công nhận Di sản Văn hóa thế giới năm 1993 nên đầu năm 2016 đã có đề xuất đưa khu vực này ra khỏi khu vực bảo vệ 1 và đưa vào khu vực bảo vệ 2.

Đây cũng được xem là một biểu hiện của hiện tượng cho phép đầu tư dự án trước rồi đề xuất sửa quy hoạch di sản theo.

Ông Bình cho biết, Quốc hội đã phải bàn bạc rất nhiều về các luật liên quan, đặc biệt là luật quy hoạch và bảo tồn di sản trong đó có đề cập tới câu chuyện sửa quy hoạch để chạy theo dự án.

Ông Bình thừa nhận, thời gian qua có việc xử lý sai phạm liên quan tới việc sửa quy hoạch, làm sai quy hoạch, xây dựng các dự án du lịch chui còn chưa bảo đảm tính nghiêm minh, chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật dẫn tới sai phạm cứ tiếp tục xảy ra.

Ông Bình khẳng định, quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993. Đây cũng là di sản đặc biệt của Huế cần được bảo tồn và gìn giữ.

Chính vì thế, cách ứng xử với quần thể di sản này hay với bất kỳ di sản thiên nhiên nào trên cả nước đều phải tuân thủ và được bảo vệ theo các quy định của pháp luật.

Theo ông Bình, các quy định pháp luật sẽ là căn cứ pháp lý để quyết định phương án bảo tồn cũng như cách thức bảo tồn di sản cho phù hợp.

"Tôi chưa nắm cụ thể về dự án cũng chưa được thông tin gì về dự án này. Tuy nhiên, một dự án nghỉ dưỡng 6 sao nằm ngay tại khu vực bảo vệ 1 của di sản thì phải cân nhắc rất thận trọng. Hơn nữa, các nhà khoa học, các chuyên gia bảo tồn di sản đều đã lên tiếng bày tỏ quan ngại, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải lắng nghe, tiếp thu.

Mặt khác, đây còn là di sản được UNESCO công nhận, theo đó, di sản sẽ được bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo bởi những cam kết với UNESCO. Chính quyền địa phương cũng như các cơ quan quản lý văn hóa, môi trường địa phương chắc chắn phải hiểu rõ điều này.

Do đó, trước khi có động thái tác động hay làm thay đổi hiện trạng của di sản, chính quyền địa phương phải công khai mục đích xây dựng dự án, tính chất cũng như quy mô của dự án cho dư luận và các nhà khoa học cùng bàn luận và cho ý kiến", ông Bình nói.

Nhận định công tác bảo tồn di sản là vấn đề rất quan trọng, cần được quan tâm hàng đầu, vị đại biểu cho biết sẽ luôn theo dõi và có ý kiến kịp thời liên quan tới dự án này.

Theo báo Đất Việt

Bạn đang đọc bài viết Dự án nghỉ dưỡng sát Đại nội Huế: ĐBQH sẽ theo sát. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.