Thứ năm, 25/04/2024 05:12 (GMT+7)

Dự án công viên Hà Đông khai thác tạm có đúng mục đích?

ĐÀO SƠN -  Thứ ba, 12/12/2017 16:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Năm 2015 Công viên thể thao cây xanh Hà Đông được UBND TP. Hà Nội đồng ý cho khai thác tạm nhưng đã biến tướng, có dấu hiệu vi phạm?

Dự án có thực hiện đúng đề xuất?

Theo ghi nhận của phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử tại Dự án Công viên Thể thao Cây xanh Hà Đông rất nhiều công trình đã được xây dựng và đi vào hoạt động.

Điều đáng nói, một số nhà hàng, nhà kho, sân tập golf bên trong dự án này được xây dựng có phần kiên cố, làm bàng khung sắt chữ Y, cột , tường… 

Nhà hàng trong Khu khai thác tạm ở Dự án Công viên thể thao cây xanh Hà Đông xây dựng kiên cố bề thế

 Ngoài ra một số diện tích của dự án cũng đã được các đơn vị xây dựng làm gara sửa chữa ô tô, xưởng sản xuất, nhà kho để hàng, cũng được xây dựng vững chắc.

Trong khi đó theo Văn bản số 3461/UBND-KH&ĐT ngày 22/05/2015 của UBND TP. Hà Nội, “Về việc quản lý khai thác tạm thời khu đất đã được GPMB dự kiến xây dựng Công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông”.

Chi nhánh phát triển quỹ đất Hà Đông đơn  vị điều hành dự án

Sau khi xem xét Văn bản số 320/UBND-VP ngày 14/02/2015 và số 101/BC-UBND của UBND quận Hà Đông về việc đề xuất sử dụng phương án tạm thời đối với diện tích đã giải phóng mặt bằng khu đất quy hoạch xây dựng Khu công viên vui chơi giải trí quận Hà Đông. Căn cứ theo báo cáo số 458/BC-KH&ĐT ngày 22/05/2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc gải quyết đề nghị của UBND quận Hà Đông quản lý khai thác tạm thời khu đất đã được GPMB dự kiến xây dựng Công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông. Theo đó UBND TP. Hà Nội đã có một số ý kiến về việc này.

Chấp thuận cho phép UBND quận Hà Đông tổ chức quản lý sử dụng, tạm khai thác chống lấn chiếm đối với diện tích đã GPMB thuộc khu đất quy hoạch xây dựng Khu công viên vui chơi giải trí, quận Hà Đông phải đảm bảo một số nguyên tắc.

Mục tiêu là phục vụ nhu cầu về hoạt động thể dục thể thao phù hợp quy hoạch chung của dự án, khắc phục tình trạng hoang hóa, lãng phí tài nguyên đất, chống tái lấn chiếm và phát huy hiệu quả sử dụng đất.

Xây dựng các công trình tạm thời bằng các vật liệu tạm, khấu hao nhanh, không xây dựng các công trình kiên cố, xây dựng công trình cấp bốn 1 tầng. Đảm bảo quản lý an ninh trật tự, vệ sinh môi trường.

Một số công trình nhà xưởng được xây dựng kiến cố

Theo như các nội dung được phê duyệt trong văn bản số số 3461/UBND-KH&ĐT của TP. Hà Nội đã nói rõ Khu khai thác tạm ở Dự án công viên thể thao cây xanh Hà Đông khai thác tạm thời để tránh lãng phí tài nguyên đất. Cùng với đó là các hoạt động xây dựng trong khu khai thác tạm bằng các loại vật liệu khấu hao nhanh, chống lấn chiếm.

Tuy nhiên, từ khi dự án này đi vào hoạt động cho đến nay, việc một số đơn vị đã và đang hoạt động không chấp hành đúng chỉ đạo của thành phố.

Cho đến hiện tại vẫn có một số cơ sở đang hoạt động có công trình xây dựng bằng các loại vật liệu bền vững, kiến cố. Thậm chí một số hoạt động kinh doanh trong dự án không đúng với tiêu chí như văn bản của thành phố đề ra.

Thực hiện theo chỉ đạo của quận

Trong đầu năm 2017, Khu khai thác tạm (trong Dự án Công viên thể thao cây xanh Hà Đông) do Chi nhánh phát triển quỹ đất Hà Đông quản lý đã có một số vi phạm đã được xử lý.

Tuy nhiên, vấn đề về tực hiện theo các mục tiêu đề ra của Hà Nội, dự án vẫn còn nhiều điểm chưa thực hiện đúng.

Sân tập golf Hà Đông một công trình được xây dựng hoàng tráng trong khu khai thác tạm

Để nắm rõ hơn về vấn đề này, PV đã có buổi làm việc với đơn vị quản lý và điều hành Dự án khai thác tạm Khu công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông.

Trao đổi với PV, ông Đinh Công Đạt – Phó giám đốc (Chi nhánh phát triển quỹ đất Hà Đông) cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện theo đúng chỉ đạo của UBND quận Hà Đông. Hiện các đơn vị đang hoạt động trong Dự án khai thác tạm đều chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định. Trước đây, cũng đã có một số đơn vị đã có vi phạm về xây dựng, lấn chiếm những đã xử lý, tháo dỡ trong tháng 9 vừa qua.

Vấn đề khó khăn là không có quy định cụ thể phạm vi xây dựng trong dự án khai thác thác tạm. Hiện tại chúng tôi không cho các đơn vị tiếp tục xây dựng trong dự án. Dự án khai thác tạm có diện tích khoảng 52,8 héc ta, có 12 đơn vị đã ký hợp đồng sử dựng. Các hoạt động chủ yếu trong dự án sân tập gôn, dịch vụ, bãi trông giữ xe…”.

Cũng trong buổi làm việc với ông Đạt, PV đã đề cập đến vấn đề liệu rằng Khu khai thác tạm (trong Dự án Công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông) các đơn vị đang hoạt động có đúng với Văn bản số 3461/UBND-KH&ĐT ngày 22/05/2015 của UBND TP. Hà Nội?

Vấn đề này được được ông Đạt cho hay: “Chúng tôi thực hiện đúng chỉ đạo của UBND quận Hà Đông”, nhưng thực theo văn bản nào của quận thì ông Đạt đã không đưa ra được.

Một số gara ô tô, của hàng buôn bán nằm trông khu khai thác tạm

Ngoài ra, việc các cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm cụ thể thế nào phía cơ quan quản lý điều hành dự án (Chi nhánh phát triển quỹ đất Hà Đông) ông Đạt cũng cho biết: “Các văn bản liên quan đến xử lý vi phạm ở các bộ phận chuyên môn ở quận, còn các văn bản anh yêu cầu tôi cũng chuyển lên quận, anh lên đó liên hệ”.

Được biết, Dự án Công viên thể thao cây xanh Hà Đông được UBND tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) phê duyệt từ năm 2007, dự án có diện tích khoảng 100 héc ta nằm trên địa bàn 2 phường Kiến Hưng và Hà Cầu thuộc địa bàn quận Hà Đông.

Hiện tại dự án đã thu hồi được hơn 50 héc ta đất. Quá trình dự án nhiều năm liền chưa hoạt động bị bỏ không lãng phí tài nguyên đất. Do vậy UBND quận Hà Đông đã có đề xuất lên thành phố Hà Nội để được khai thác tạm. Tuy nhiên từ khi đi vào hoạt động đến nay dự án này còn nhiều vấn đề bất cập trong việc khai thác và quản lý. 

Bạn đang đọc bài viết Dự án công viên Hà Đông khai thác tạm có đúng mục đích?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Châu Âu tham vọng biến những dòng sông thành “cao tốc”
Liên minh châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng đang thử nghiệm dùng sà lan để vận tải hàng thay vì dùng xe tải - vốn là loại phương tiện gây tắc nghẽn, phát thải cao. Mục đích là để đạt mục tiêu giảm khí thải chung tới năm 2050.

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành