Thứ bảy, 20/04/2024 15:32 (GMT+7)

Địa phương tự quyết làm sân golf: Còn nhiều bất cập

MTĐT -  Thứ sáu, 23/02/2018 11:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo các chuyên gia, nếu Bộ KHĐT giao quyền tự quyết sân golf cho địa phương cũng cần phải tuân theo Luật quy hoạch và tỏ ra lo ngại địa phương bị mua chuộc.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo liên quan đến điều kiện kinh doanh đối với các dự án sân golf. Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch – Đầu tư (KHĐT) chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp khẩn trương trình Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh sân golf theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và trình Chính phủ xem xét, quyết định về điều kiện đầu tư kinh doanh sân golf khi Luật Quy hoạch có hiệu lực.

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ KHĐT xem xét, quyết định việc bổ sung quy hoạch sân golf trên cơ sở đảm bảo đáp ứng đúng quy định về điều kiện hiện hành, tiêu chí xây dựng nêu tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 18/4/2012 và các pháp luật khác có liên quan đến ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực.

Bộ KHĐT tư thực hiện thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án xây dựng và kinh doanh sân golf theo đúng quy định của Luật Đầu tư.

Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi báo chí bên hành lang Quốc hội vào tháng 6/2017, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng lại cho rằng: "Việc muốn xây 5 sân hay 10 sân golf là do địa phương quyết định, hiệu quả do nhà đầu tư tính toán chứ nhà nước không nên can thiệp. Việc này còn phụ thuộc vào thị trường, thị trường người ta thấy hiệu quả thì người ta làm. Đất cát, đất sình lầy, đất không khai thác thì tại sao mình lại hạn chế để cho hay không cho".

Phát biểu này của người đứng đầu Bộ KHĐT có thể hiểu rằng, việc giao quyết định xây dựng xây golf cho các địa phương trước đó có thể sẽ được hiện thực hóa tại dự thảo Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh sân golf trong thời gian tới.

Những năm gần đây sân, một số địa phương cho biết các sân golf mới xây dựng đã có khách đặt kín chỗ. Nguyên nhân là do đời sống của người dân đã được nâng cao nên môn chơi “quý tộc” này cũng ngày càng phổ biến và cung đang không đáp ứng được nhu cầu của người chơi golf.

Do đó, rất nhiều địa phương đã và đang mong muốn được tiếp tục đầu tư thêm sân golf nên nếu như Bộ KHĐT “mở cửa” cho các địa phương tự quyết định như Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời trước báo chí thì số lượng sân golf trên toàn quốc có thể sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.

Nếu Bộ KHĐT “mở cửa” cho các địa phương tự quyết thì trong tương lai sân golf sẽ tăng đột biến - Ảnh minh họa: Internet.

Không phải muốn làm là làm

Liên quan đến vấn đề này, ĐBQH Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết: “Việc Bộ KH-ĐT giao quyền chủ động cho địa phương trong nhiều lĩnh vực, kể cả xây dựng cơ bản, đó là một vấn đề hợp lý, đây cũng là chủ trương chung của Chính phủ.

Tuy nhiên, về chủ trương xây dựng sân golf thì nếu có giao cho địa phương cũng cần có các yêu cầu, như phải tuân theo Luật quy hoạch, quy hoạch chung đã được phê duyệt, cần xem lại quy hoạch từng vùng, từng miền trong đất nước.

“Nếu giao cho các địa phương quyết định thì tới đây khi Luật quy hoạch đã được Quốc hội thông qua, cứ thực hiện theo là được”, ông Hòa nói.

Không đụng chạm đến quyền riêng tư của người dân - Ảnh: Internet.

Bên cạnh đó, theo ông Hòa, ngoài việc tuân thủ theo Luật quy hoạch, phải có được sự chấp thuận của HĐND và nhân dân địa phương. Ở đây không phải muốn làm là làm, nhận tiền "lót tay" của nhà đầu tư rồi muốn phê duyệt gì cũng được.

Việc làm sân golf chiếm diện tích rất lớn, trong khi diện tích đất nông nghiệp đã giao cho từng người dân quản lý nên muốn làm cũng đụng chạm quyền lợi riêng tư của từng người dân, nên phải xem xét nhiều khía cạnh, tham vấn ý kiến nhân dân.

Người giàu được hưởng, người nghèo lãnh đủ

Mặc dù theo báo cáo mới đây của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước hiện có trên 60 sân golf, trải đều trên gần 30 tỉnh thành cả nước. Dự kiến đến năm 2020, toàn quốc sẽ có gần 100 sân golf, được quy hoạch chủ yếu tại các khu vực đất có chất lượng kém, đất cát, đất chưa sử dụng, không sử dụng vào đất trồng lúa, đất màu, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Nhưng nhiều người vẫn bày tỏ lo ngại về những hệ lụy mà sân golf gây ra.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách Khoa TP. HCM thì, “Vấn đề lớn nhất của sân golf là phá hoại môi trường tự nhiên, độc hại, làm ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp, mạch nước ngầm, các hóa chất để duy trì cỏ sân golf rất độc hại, ảnh hưởng thảm sinh, thực vật”.

Người ta không ngại ngần chặt phá hàng chục héc ta rừng, xâm lấn đất trồng lúa để đắp đất tạo thành các hồ ao, đồi gò, nhập các giống cây cỏ ngoại lai để tạo ra các sân golf.

Mà mất rừng là mất khả năng điều tiết nước cho các lưu vực sông, kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực về môi trường, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn. Mất đất trồng lúa là mất đi nguồn sống của hàng triệu người nông dân vốn chỉ biết nông nghiệp là nghề duy nhất nuôi sống mình.

Bên cạnh đó, mực nước ngầm ở khu vực sân golf cũng bị tụt giảm rõ rệt; các loại động, thực vật quý hiếm vốn đang giảm với số lượng đáng kể lại càng có nguy cơ biến mất; đất đai trong khu vực bị đe dọa xói mòn và bạc màu nghiêm trọng.

Điều đáng nói là hàng trăm hecta đất rừng và hàng triệu tấn nước sạch bị “hi sinh” chỉ để cho một nhóm rất ít người hưởng thụ, bởi chủ yếu chỉ là người ngoại quốc và một số người giàu Việt Nam.

Lo ngại đe dọa cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái - Ảnh: Internet.

Còn những người phục vụ cho sân golf là dân nghèo, dân địa phương bị mất đất nông nghiệp. Cuối cùng chính những người dân nghèo tại địa phương lại trở thành nô lệ, dù là du lịch nhưng không có bình đẳng.

Trong khi, việc hứa hẹn “không gây ô nhiễm”, “tạo sinh thái - môi trường trong sạch” chỉ là "đánh lận dân đen". Lợi nhuận của các sân golf này thực chất không đóng góp bao nhiêu cho ngân sách quốc gia nhưng tổn hại của nó gây ra cao hơn rất nhiều, đôi khi không tính hết được.

Cho nên cần có chính sách hạn chế không xây dựng sân golf nữa, hoặc xây ở những địa điểm có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng môi trường, thì cần dẹp đi".

Ông còn tỏ ra lo ngại các địa phương bị mua chuộc, bị các doanh nghiệp muốn xây sân golf "lót tay", xét duyệt qua qua. Họ không biết những tác hại khôn lường có thể xảy ra, cứ cho làm, thấy lợi trước mắt thì ngây thơ làm theo.

P.V (tổng hợp theo TTO, ĐVO, Dân Việt)

Bạn đang đọc bài viết Địa phương tự quyết làm sân golf: Còn nhiều bất cập. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ