Thứ sáu, 19/04/2024 17:37 (GMT+7)

Chi phí phá dỡ 8B Lê Trực lên tới 38 tỷ đồng: Ai sẽ trả?

MTĐT -  Thứ tư, 27/05/2020 11:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để tổ chức, triển khai phá dỡ tầng 18 nhà 8B Lê Trực, quận Ba Đình (Hà Nội) dự kiến chi trên 38 tỷ đồng. Số tiền tháo dỡ sẽ được tạm ứng từ nguồn kết dư ngân sách để tổ chức triển khai.

Sáng 26/5, HĐND quận Ba Đình tổ chức kỳ họp bất thường thông qua Nghị quyết xử lý giai đoạn 2 công trình vi phạm trật tự xây dựng số 8B Lê Trực.

Tại cuộc họp, UBND quận Ba Đình đề xuất HĐND quận chấp thuận cho sử dụng nguồn kết dư ngân sách quận tổ chức triển khai cưỡng chế phá dỡ và tạm ứng thực hiện xử lý tầng 18 giai đoạn 2 công trình vi phạm trật tự xây dựng số 8B Lê Trực, phường Điện Biên theo sự chỉ đạo của TP.

Ông Nguyễn Trung Dũng - Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết, kinh phí tổ chức triển khai kế hoạch cưỡng chế phá dỡ tầng 18 số tiền là 10 tỷ đồng; Tạm ứng kinh phí xử lý phá dỡ, tháo dỡ tầng 18 giai đoạn 2 là 28,2 tỷ đồng; Tổng kinh phí khái toán là 38,2 tỷ đồng.

 Tòa nhà 8B Lê Trực.

Cũng báo cáo tại cuộc họp, ông Hoàng Ngọc Sáu - Trưởng ban Kinh tế - Xã hội HĐND quận Ba Đình cho biết, ngày 13/5, ban này đã họp thẩm tra báo cáo tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc xử lý giai đoan 2 công trình vi phạm trật tự xây dựng tại 8B Lê Trực.

Kết quả thẩm tra, Ban Kinh tế - Xã hội cơ bản thống nhất việc xử lý giai đoạn 2 công trình vi phạm trật tự xây dựng số 8B Lê Trực. Ban này đề nghị UBND quận Ba Đình chấp hành nghiêm các văn bản hướng dẫn của các sở ngành và kế hoạch phương án quận đã xây dựng.

"Về nội dung tờ trình, đồng ý đề xuất HĐND quận cho phép UBND sử dụng nguồn kết dư ngân sách để tổ chức triển khai kế hoạch cưỡng chế phá dỡ và tạm ứng để thực hiện xử lý tầng 18 số 8B Lê Trực. Đề nghị UBND quận hoàn trả số tiền tạm ứng theo đúng quy định của pháp luật” - ông Hoàng Ngọc Sáu cho hay.

Dư luận đặt ra câu hỏi rằng sau khi Hà Nội bỏ tiền tỷ tháo dỡ sai phạm 8B Lê Trực thì chủ đầu tư là Công ty May Lê Trực có phải trả lại số tiền trên không?

Trao đổi với Kiến Thức về vấn đề này, luật sư Trần Thu Nam (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, chủ đầu tư phải trả lại số tiền 38,2 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Bởi, trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao giờ cũng có vấn đề buộc phải chấm dứt vi phạm, đồng thời phải khắc phục hậu quả phần sai phạm.

Khi người vi phạm “chây ì” việc khắc phục hậu quả vi phạm đó thì buộc chính quyền sẽ phải cưỡng chế, đương nhiên mọi chi phí người vi phạm sẽ phải chịu.

Khi được hỏi về việc, nếu sau khi khắc phục xong sự cố, mà chủ đầu tư tiếp tục “chây ì” không chịu trả lại số tiền trên thì liệu có gây thất thoát ngân sách của Nhà nước?

Luật sư Nam nói: “Không thể nào mà không chi ra để khắc phục được, bởi còn rất nhiều vấn đề liên quan khác như nhà ở và các sàn thương mại sau này... Chủ đầu tư không khắc phục được thì chính quyền buộc phải cưỡng chế.

Hơn nữa, vụ tháo dỡ tòa nhà 8B Lê Trực đã có ý kiến từ Trung ương xuống buộc phải tháo dỡ. Tuy vậy, nếu tháo dỡ không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công trình, ảnh hưởng đến khách hàng mua căn hộ ở đây.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Chi phí phá dỡ 8B Lê Trực lên tới 38 tỷ đồng: Ai sẽ trả?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...