Thứ bảy, 20/04/2024 13:59 (GMT+7)

Mảng xanh đô thị ở TP.HCM: Muối bỏ biển

Nguyệt Minh -  Thứ sáu, 08/12/2017 08:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để phát triển đô thị, nhiều mảng xanh của TP.HCM đã biến mất dần, với mật độ dân cư như hiện nay thì số cây trồng mới như “muối bỏ biển”.

Thời gian qua, để phát triển đô thị, nhiều mảng xanh của TP.HCM đã biến mất dần. Tuy mỗi năm TP đều trồng “bù” hàng ngàn cây xanh, nhưng với mật độ dân cư như hiện nay thì số cây trồng mới ấy như “muối bỏ biển”.

Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM, để phục công tác đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng, không ít cây xanh đã bị chặt đi. Để thi công tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, Ban Quản lý đầu tư xây dựng đường sắt nội đô đã phải đốn và di dời 52 cây xanh trên đường Lê Lợi, 300 cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng.

Hồ phun nước Thanh Đa

Dưới chân cầu thép Hàng Xanh

Để làm đường Hồng Hà dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất, Sở GTVT buộc phải cho phép nhà thầu thi công tuyến đường này chặt và di dời hàng chục cây xanh cổ thụ ở Công viên Gia Định. Số lượng cây xanh không chỉ giảm đi do nhường đất cho các công trình hạ tầng kỹ thuật mà còn bị giảm bởi trong quá trình thi công các trình này đã xâm hại đến bộ rễ của cây, làm cây bị chết. Biến đổi khí hậu với những cơn dông, gió lớn trong những năm gần đây cũng đã làm cho nhiều cây ngã, đổ.

KTS Võ Kim Cương (Hội Quy hoạch xây dựng đô thị TP.HCM) cho rằng, kiểm soát việc phát triển mảng xanh theo đúng quy định tại các dự án phát triển đô thị mới rất quan trọng, bởi lẽ đã và đang có hiện tượng nhiều chủ đầu tư chỉ chú trọng đến xây nhà để bán và làm công viên sơ sài để “trả nợ” cho xong nghĩa vụ. Đất bị san lấp xây nhà mà không có cây xanh giúp điều tiết khí hậu, trong tương lai, TP sẽ rất ngột ngạt.

Cây xanh mới trồng ở khu công viên phần mềm Quang Trung

Vườn ươm của Công ty XD - TM Môi trường Xanh

Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết qua kiểm tra, hầu hết dự án không đầu tư hạ tầng kỹ thuật, công viên cây xanh là những dự án trước đây được giao đất quy mô lớn và dự án phân kỳ thành nhiều giai đoạn, hoặc dự án đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính, sau đó các chủ đầu tư thứ cấp đầu tư dự án thành phần.
“Do vướng công tác bồi thường nên chủ đầu tư chưa hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, công viên cây xanh. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng làm cây xanh. Một số dự án chung cư cao tầng nằm xen kẽ khu dân cư hiện hữu, diện tích đất được giao không lớn nên thường không có công viên. Với các dự án này, chủ đầu tư có thể đóng góp đầu tư hạ tầng kỹ thuật cùng địa phương theo thỏa thuận, không bắt buộc chủ đầu tư phải làm hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi dự án.

Một góc công viên của khu chung cư Celadon City

Giải pháp, theo tôi, với một cụm dân cư có một công viên nhưng phục vụ phúc lợi chung có nhiều dự án, cơ quan địa phương phải tính toán để các nhà đầu tư cùng góp sức thực hiện dự án công viên cây xanh đó theo quy hoạch; hay UBND quận phải chủ trì để xác định số tiền giải phóng mặt bằng, đầu tư công viên khu vực đó bao nhiêu và các nhà đầu tư phải đóng góp vào”. Ông Trần Trọng Tuấn đề xuất.

KTS Võ Kim Cương nhận định, trồng cây và để cây lớn, phải có thời gian. Do vậy theo ông, nên linh hoạt trong việc phát triển mảng xanh. Không chỉ trồng cây xanh có thân gỗ lớn mà nên trồng cả các loại dây leo, hoa… Đây là các loại cây lớn nhanh, phù hợp với khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều của TPHCM. Trồng phủ lên nhà, lên các lan can cầu, dải phân cách…, không những làm mát được cho công trình mà còn tạo mỹ quan đô thị. Những loại cây này chỉ cần vài tháng hoặc 1 năm là đã có thể tạo mảng xanh khá lớn cho TP. Chi phí trồng và chăm sóc lại khá rẻ, TP.HCM hoàn toàn có thể vận động người dân trồng phủ xanh nhà của mình hay yêu cầu các công sở trồng trong và quanh khuôn viên.


Nguyệt Minh - Ảnh Đặng Huyên

Bạn đang đọc bài viết Mảng xanh đô thị ở TP.HCM: Muối bỏ biển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ